BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

       Ấp ủ mãi về làm gia phả, bữa nay mới nhận được đơn đặt hàng đầu tay của ông anh.
       Việc làm gia phả thực ra không phải khó, cái khó là trong họ có người biết và thống kê từng đời còn khi làm chúng ta có thể kẻ bằng tay, vẽ bằng máy. Khi vẽ bằng tay thì chỉ cần khéo léo một chút, tỷ mĩ một chút và cần được tính toán trước về kích thước và mẫu chữ, hình sao cho phù hợp. Khi vẽ bằng máy tính thì đòi hỏi cần phải biết sử dụng máy tính, cũng như một số phần mềm ví dụ như ta có vẽ trên microsof office word, trên corel hay photoshop, ... trong đó thì vẽ bằng các phần mềm chuyên về kẻ vẽ như corel thì dễ hờn. Ví dụ như một số hình sau:




Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Ngày gia đình Việt nam!

Hôm nay ngày 28 tháng 6 năm 2013, kỷ niệm ngày gia đình Việt nam! 
Ai cũng có một mái ấm gia đình, tôi cũng vậy, có gia đình riêng của mình xong có người thì được may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy đủ điều kiện cả về vật chất và tinh thần. Trong xã hội không phải ai cũng được may mắn có gia đình như vậy, còn có những người họ thiệt thòi hơn tôi nhiều, họ thiêu tình yêu thương của người thân, của bố mẹ, của anh chị em. 
Gia đình tôi! Tôi là một trụ cột, là lao động chính, xong công việc khiến tôi cứ đi xa nhà hoài, không có thời gian để chăm sóc gia đình, mọi việc từ nhà cửa, con cái học hành, và nhiều việc khác đều một tay vợ lo liệu. Thật biết ơn vợ yêu! Em đã chấp nhận ở nhà lo hậu phương để anh yêu tâm công tác. Em chấp nhận lấy anh là bộ đội, anh biết em đã chấp nhận mình thiệt thòi hơn chúng bạn. Tình yêu của em dành cho anh, anh hiểu; anh rất yêu em. Thật sự anh rất cảm phục tình yêu của em dành cho anh, cảm phục sự hi sinh của em cho gia đình để anh yên tâm chắc tay súng. Anh yêu em và rất thương các con của chúng mình.
Em yêu! vậy là vợ chồng mình đã gắn bó yêu thương hơn hai mươi năm rồi nhỉ? Có những khi vợ chồng mình còn chưa thật hiểu nhau, còn có lúc mặn nhạt, nhưng tình yêu luôn thiêng liêng và cao cả đã giúp chúng mình vượt qua sóng gió cuộc sống để gắn bó yêu thương và giờ đây chúng mình đã có 2 "tý" yêu thương; Các con của mình chúng  thật ngoan ngoãn phải không em? Heo năm nay đã chuẩn bị vào lớp 1 rồi, con nó ngịch, xong, lại nhút nhát khi tiếp xúc với môi trường mới, nó thật giống anh. Còn thỏ cũng gần 2 tuổi rồi, con nó thật ngoan, mới nhỏ thế mà đã giúp mẹ được rồi. Thời gian này công việc nhiều, anh bận việc đơn vị không viề được, em thì bận hàng quán, mỗi lần về thấy con nó lũi thủi chơ một mình anh thấy thật tội, thương con quá em à. 
Cuộc sống gia đình mình còn nhiều khó khăn, vất vã; em còn phải chịu nhiều vất vã nữa nhưng anh tin rằng với tình yêu thương, thông cảm, và luông lắng nghe chúng mình sẽ vượt qua được những năm tháng vất vã này. 
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình mình cũng vậy. Em và anh, cũng như bao cặp vợ chồng khác đều có những kế hoạch để chăm chút cho gia đình mình, "thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng cạn". Gia đình mình sẽ là một "tế bào" khoẻ của xã hội, vợ chồng hoà thuận, yêu thương nhau, tôn trọng nhau; con cái chăm ngoan, hay ăn chóng lớn, học giỏi phải không em?!
Anh yêu em, thương các con! Anh yêu gia đình, yêu tổ ấm nhỏ của chúng mình!

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Ký ức ngày toàn thắng 30 tháng 4 qua một số hình ảnh

38 năm đã trôi qua, những kỷ vật, hình ảnh, tư liệu về ngày toàn thắng 30/4/1975 vẫn gợi nên nhiều cảm xúc. Chiến thắng hào hùng đó đã tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong thế kỷ XX, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí kiên cường, bất khuất, bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hai chiếc xe tăng huyền thoại 390 (bên trái) và 843 trong thời khắc lịch sử

Xe tăng T59 số hiệu 390, chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Tổng thống ngụy quyền
 Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975, hiện trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng - Thiết giáp (Hà Nội)

Năm 1972, xe tăng 390 lên tàu hỏa từ ga Vĩnh Yên vào Nam, tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, sau chiến thắng 30/4 vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn. Cho tới năm 1978, chiếc xe này vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia

Xe tăng số hiệu 843 hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội)


Thành viên của hai chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập


Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh
trưa ngày 30/4/1975



Con dấu “Tổng thống Việt Nam cộng hòa”, 
thu tại phòng “ngự tọa” của Tổng thống chính quyền Sài Gòn


Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu trên đường đến đài phát thanh
 để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975 


Đông đảo các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng chiến thắng


Nhân dân thủ đô Hà Nội đổ ra đường mừng ngày toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà









Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Dân tộc Cơ Lao


Tên tự gọi: Cơ Lao
Tên gọi khác: Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề
Nhóm địa phương: Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Xanh, Cơ Lao Đỏ.
Dân số: 2.636 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Người Cơ Lao nói tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Nhiều người biết chữ Hán, dùng chữ Hán để cúng lễ.
Địa bàn cư trú: Người Cơ Lao cư trú chủ yếu ở Đồng Văn, Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Mùng 8 tháng 3 bạn làm gì? Mình thì thế này đây.

Hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3) tinhyeuvacuocsong post những tấm ảnh đẹp có ghi trên đó những câu nói, những vần thơ, những suy nghĩ ý nghĩa, yêu thương, ngộ nghĩnh, ... là món quà tặng cho vợ yêu cùng một nữa thế giới. Qua đây cho mình chúc các bạn đọc là nữ giới luôn vui vẽ, luôn yêu cuộc sống, luôn tươi vui như những đó hoa mang hương thơm, mật ngọt đến cho đời, cho một nữa còn lại chúng mình. Chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi động viên blog KIẾN THỨC CUỘC SỐNG TỪ INTERNET! 



Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Dân tộc Chứt


Tên tự gọi: Chứt.
Tên gọi khác: Rục, Arem, Sách.
Nhóm địa phương: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
Dân số:  6.022 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).
Nguồn gốc lịch sử: Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và

Chúc mừng ngày THÀY THUỐC VIỆT NAM!


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện Quân y 7
Cách đây đúng 53 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu. Từ đó, ngày này được xem

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Tết Nguyên Đán Việt Nam


Tết Nguyên Đán là ngày Tết lớn nhất, dài ngày nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc; cùng với Tết Nguyên Đán là sự tốn kém, nhất là ngày xưa còn chưa cấm đốt pháo, đúng là “No ba ngày Tết, đói ba tháng hè”. Từ những thế kỷ trước, từ bao đời xưa kia, ông cha ta đã đón Tết hàng năm một cách trang trọng, con cháu đầy háo hức.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Dân tộc Chu-ru


Tên tự gọi: Chu-ru
Tên gọi khác: Chơ-ru, Kru, Thượng
Số dân: 19.314 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Một số ít ở gần dân tộc Cơ-ho có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me.
Nguồn gốc và lịch sử: Họ là một bộ phận trong cộng đồng Chăm di chuyển lên cao nguyên, sống biệt lập và trở thành một nhóm tộc người riêng.
Địa bàn cư trú: Chủ yếu ở Lâm Đồng. Một số ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Dân tộc Chơ - ro


Tên tự gọi: Chơ-ro
Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.
Dân số: 26.855 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Nguồn gốc lịch sử: Họ là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Ðông Dương.
Địa bàn cư trú: sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc tây nam và

Dân tộc Chăm


Tên gọi chính thức: Chăm
Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời.
Các nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Pôông. Chà Và Ku, Chàm Châu Đốc.
Số dân: 161.729 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Người Chăm có chữ viết riêng, dựa trên hệ thống văn tự Sascrit.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Dân tộc Bru-Vân kiều


Tên tự gọi: Bru
Tên gọi khác: Bru-Vân Kiều.
Nhóm địa phương: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong.
Dân số: 227.716 người (Tổng cục thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á)
Lịch sử và nguồn gốc: Là cư dân có nguồn gốc lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.

Dân tộc Brâu


Tên tự gọi: Brâu
Tên gọi khác: Brao.
Số dân: 397 người (Tổng cục Thống kê 2009)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Nguồn gốc và lịch sử: Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm.
Địa bàn cư trú: Người Brâu ở Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Dân tộc Bố y


Tên tự gọi: Bố Y
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia.
Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.
Số dân: số 2.273 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Nguồn gốc và lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.
Địa bàn cư trú: Người Bố Y sống tập trung tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Dân tộc Ba-na


Tên tự gọi: Ba-na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.
Dân số: 227.716 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Ba - na chưa có chữ viết riêng.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

54 Dân tộc Việt nam



Việt Nam 4.000 năm lịch sử với bề dày truyền thông văn hiến, các dân tộc cùng chung sống có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước.
Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, của người Thái, người Mường, người Ba Na, Ê Đê... đều mô tả người Kinh, người Thượng là anh em một nhà, đặc biệt là truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, đều có chung một mẹ, đều sinh từ một bọc, đều là đồng bào.
Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông và cách phòng tránh, điều trị


Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, nhất là khi nhiệt độ xuống dưới 160C thì trẻ thường mắc các bệnh như cảm mạo, viêm mũi, viêm amiđan, viêm họng cấp, ...

Thời tiết hiện nay trời rất lạnh, độ ẩm cao, cộng với mưa phù giá buốt, khiến chúng ta rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để nhiều loại vi rút mùa đông phát triển mạnh, sức đề kháng của trẻ suy giảm, dẫn đến số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng đột biến. Mùa đông đa phần trẻ nhỏ thường mắc các bệnh sau:

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Lời thì thầm lúc xuân sang


Mùa  xuân đang đến với bao mầm sống, tình yêu đôi lứa đang nảy nở sinh sôi; cỏ cây đang nảy lọc đâm chồi chuẩn bị cho mùa đơm hoa kết trái; bày bướng tung tăng, bày ong chăm chỉ mang mật ngọt xây đời hạnh phúc.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

10 bản tình ca mùa xuân hay



Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về.
Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt chúng ta. KIẾN THỨC CUỘC SỐNG TỪ INTERNET xin giới thiệu 10 bài hát về mùa xuân đến các bạn;