BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Ký ức ngày toàn thắng 30 tháng 4 qua một số hình ảnh

38 năm đã trôi qua, những kỷ vật, hình ảnh, tư liệu về ngày toàn thắng 30/4/1975 vẫn gợi nên nhiều cảm xúc. Chiến thắng hào hùng đó đã tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong thế kỷ XX, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí kiên cường, bất khuất, bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hai chiếc xe tăng huyền thoại 390 (bên trái) và 843 trong thời khắc lịch sử

Xe tăng T59 số hiệu 390, chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Tổng thống ngụy quyền
 Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975, hiện trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng - Thiết giáp (Hà Nội)

Năm 1972, xe tăng 390 lên tàu hỏa từ ga Vĩnh Yên vào Nam, tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, sau chiến thắng 30/4 vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn. Cho tới năm 1978, chiếc xe này vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia

Xe tăng số hiệu 843 hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội)


Thành viên của hai chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập


Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh
trưa ngày 30/4/1975



Con dấu “Tổng thống Việt Nam cộng hòa”, 
thu tại phòng “ngự tọa” của Tổng thống chính quyền Sài Gòn


Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu trên đường đến đài phát thanh
 để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975 


Đông đảo các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng chiến thắng


Nhân dân thủ đô Hà Nội đổ ra đường mừng ngày toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà









Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Dân tộc Cơ Lao


Tên tự gọi: Cơ Lao
Tên gọi khác: Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề
Nhóm địa phương: Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Xanh, Cơ Lao Đỏ.
Dân số: 2.636 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Người Cơ Lao nói tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Nhiều người biết chữ Hán, dùng chữ Hán để cúng lễ.
Địa bàn cư trú: Người Cơ Lao cư trú chủ yếu ở Đồng Văn, Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang.