BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

QUÊ HƯƠNG

Bài hát Nga Sơn quê tôi



GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ
HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA
Nga sơn là một huyện của tỉnh Thanh Hóa. Địa danh Nga Sơn gắn liền với tích Từ Thức gặp tiên, sự tích quả dưa hấu với Mai An Tiêm: Khởi nghĩa Ba Đình và chiếu cói nổi tiếng.
Huyện Nga Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45Km, phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp huyện Hà Trung, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Đông Nam giáp Biển Đông. Nga Sơn có địa hình đồng bằng thoải từ dãy núi Tam Điệp từ bắc xuống nam ra phía Đông là biển Đông. Có sông Lèn chảy qua ở phía Nam của huyện. Huyện Nga Sơn có bờ biển dài 20 Km với 8 xã ven biển và hàng năm Nga Sơn được phù xa bồi đấp, lấn ra biển từ 80 đến 100 mét.
 Diện tích tự nhiên của huyện Nga Sơn: 144,95Km2
 Dân số: 142.526 người (tính đến 01.04.1999).
 Đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 26 xã (Thị trấn Nga Sơn (huyện lị) và các xã Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Văn, Nga Thiện, Nga Tiến, Nga Lĩnh, Nga Nhân, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thanh, Nga Hưng, Nga Mỹ, Nga Yên, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Thành, Nga An, Nga Phú, Nga Điền, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Liên, Nga Thái, Nga Bạch, Nga Thắng, Nga Trường)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình quân 9,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 51,4%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản 19,2%, dịch vụ thương mại 29,4%
Bình quân lương thực: 367Kg/người/năm.
(Nguồn từ cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa)
********************************************************************
TRUYỀN THUYẾT MAI AN TIÊM
Mai An Tiêm là một nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương. Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm vốn là nô bộc, được vua tin yêu cho làm quan, trở nên phú quý. Sau vì làm phật ý vua, An Tiêm bị đày ra đảo hoang, tương truyền nay là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa. Tại đây, An Tiêm cùng vợ chăm chỉ làm ăn, gây được giống dưa hấu quý, nhiều người tìm đến trao đổi, tiếng đồn khắp gần xa. Vua xuống chiếu gọi về cho phục chức cũ. An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam.
Đền thời Mai An Tiêm
Ngày nay, tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn có một dãy núi mang tên Mai An Tiêm, tương truyền chính là hòn đảo xưa kia vợ chồng An Tiêm đi đày. Dưới chân núi này có đền thờ ông và được nhân dân địa phương tổ chức lễ hội vào từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Nguồn từ Internet
********************************************************** 
ĐỘNG TỪ THỨC
“Khách về Nga Thiện quê tôi
Xem động từ thức, thăm người cảnh tiên…
Nhìn càng đắm, ngắm cáng say
Mà xem phong cảnh thắm tình nước non”
Những câu ca dao đầy cảnh vị trong bài Tiễn khách của người dân huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa càng làm mỗi du khách khi về thăm động Từ Thức một cảm xúc lưu luyến.
Đường lên động du khách sẽ không cảm thấy mệt mỏi vì phải leo núi, bởi bên lề đầy những cây cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những dây leo to vắt ngang qua đường đan vào nhau tạo thành những cái võng, ai tinh nghịch còn leo lên đu đưa chụp vài tấm ảnh kỷ niệm.
Lên đến cửa động bạn sẽ thấy hai bài thơ chữ Hán, một khắc trên phiến đá đặt dưới nền động và một khắc trên vách đá cao. Bài thứ nhất là của Chúa Trận Sâm với bút danh Nhật Nam Nguyê, bài thứ hai do Lê Quý Đôn sáng tác vào thế kỷ 18 được khắc vào đá năm 1905, trong đó có đoạn:
Văn đạo thần tiên sự điểu mang
Bích Đào động khẩu thái hoang lương
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức
Vân thủy song nga lão Giáng Hương
Cửa động Từ Thức
         
Động Từ Thức là danh thắng được xếp hạng quốc gia. Dưới ánh điện mờ, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hóa, có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo và được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương.
Động chính gồm hai phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như chiếc bát úp khổng lồ. Phía dưới vòng cung có một nhũ đá “tỏa” xuống trông như trái đào tiên nên động còn được gọi là Bích Đào. Phía dưới động là nền đá phẳng, nhẵn, đây là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là ụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa vàng bạc, gạo, muối, … được dân gian lưu truyền.
Bước vào phần trong động là một thế giới kỳ bí với nhiều cảnh trí mà chỉ tạo háo mới có thể tạo ra được. Đầu tiên bạn sẽ thấy những phiến nhũ đá mỏng, màu trắng ngà rủ từ trần xuống, những nhũ đá đó được gọi là “đàn đá”, “trống đa”; bởi vì nếu bạn dùng que gõ nhẹ vào những thanh nhũ, sẽ nghe mỗi thanh vang lên với những cung bậc khác nhau, toàn cảnh này còn được gọi là “phường bát âm”.
Càng vào sâu lòng động càng rộng ra. Đầu tiên bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi gặp bàn Cổ tam sinh có đủ lợn, trâu, dê, … một mâm cỗ gần giống như thật. Rồi những dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá; những bông  hoa, quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim thạch nhũ. Đối diện với đoa là ao bèo gợi hình tượng quê hương trong sự tưởng nhớ của chàng thư sinh Từ Thức…
Cảnh tiếp là một ngã rẽ, một ngả theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Tại đay quán nghỉ chân bằng đá mà chàng từng nghỉ suốt dọc hành trình và còn đó những mắc treo áo, treo mũ bằng đá. Bên cạnh đường lên tiên là một ngã rẽ hỏm sâu theo đường xoáy trôn ốc vẫn bí ẩn muôn đời nay, nhân dân quen gọi là đường xuống Địa ngục …
Một vòng quanh động, giữa cảnh vật hư ảo đẹp như được vẽ, ắt hẵn cả tôi và các bạn sẽ còn mãi vấn vương một câu hỏi: Liệu chàng Từ Thức có trở về được cỏi tiên để gặp lại nàng Hương khi động này đúng thật là cõi Tiên.
Nguồn từ Internet
**********************************************************
TÍCH TỪ THỨC GẶP TIÊN
Theo truyền thuyết, Từ Thức là người Tống Sơn (nay là Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa), trong thời đại nhà Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) dưới triều vua Trần Thuận Tông. Ông xuất thân từ con quan nên được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ ở một địa hạt thuộc xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ông có sở thích hay đi ngao du, xem phong cảnh đẹp và làm thơ, còn việc quan thì ông thường bỏ mặc, nên hay bị quan trên quở trách, sau đó Từ Thức xin từ quan. Truyện cũng cho biết cạnh huyện nhà ông có có một ngôi chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng.
Tháng 2 năm Bính Tỵ (1396), một hôm khi Từ Thức đến thăm chùa có nhìn thấy một thiếu nữ tuổi chừng mười sáu, mười bảy, nhan sắc xinh đẹp, đến xem hoa, nhỡ tay vịn gẫy một cành hoa mẫu đơn, không có gì để đền, nên bị các chú tiểu nhà chùa bắt giữ lại để phạt vạ. Từ Thức trông thấy cảnh đó và với tấm lòng nhân hậu, hiệp nghĩa, ông liền cởi áo mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ. Mọi người đứng xem đều khen Từ Thức là người nhân đức.
          Từ Thức nghe danh huyện Tống Sơn có nhiều núi đẹp, liền đem theo một tiểu đồng và một túi đàn đến dựng một gian nhà nhỏ ở chân núi để ở. Từ đấy, những nơi phong cảnh đẹp quanh vùng, không nơi nào là không có vết chân Từ Thức. Một hôm, dậy sớm, trông ra cửa Thần Phù thấy có mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen, Từ Thức một mình chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi cao ngất, chạy sát mặt biển, Từ Thức buộc thuyền lên bờ và trèo lên một mỏm đá cao. Chợt trông thấy một cái hang bên sườn núi, cửa hang tròn và rộng, chàng thử vào hang xem sao. Từ Thức mới đi được vài bước thì cửa hang bỗng đóng ập lại. Hang tối mịt mùng, không còn biết đường lối nào. Từ Thức phải lần theo khe nước mà đi. Ði một lúc lâu, thấy có ánh sáng, ông lần ra khỏi hang và đi đến một chân núi khác. Thấy núi cao vòi vọi, sườn núi dốc ngược, Từ Thức cố bám vào hốc đá trèo lên. Lên cao, ông thấy có đường rộng, rồi lên đến đỉnh núi thì trời quang đãng, ánh sáng rực rỡ, xa xa có lâu đài cung điện nhấp nhô bên những lùm cây xanh. Từ Thức đi theo đường lớn đến một lâu đài. Bỗng có hai thiếu nữ mặc áo xanh chạy ra, bảo với nhau rằng: "Chú rể nhà ta đã đến kia kìa!", rồi hai người chạy vụt vào tòa nhà lộng lẫy. Một lúc sau, hai người lại ra, nói với Từ Thức rằng:"Phu nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi". Từ Thức đi theo hai người con gái, thấy lầu son gác tía, tường gấm, bậc đá xanh, trước kia ông chỉ thấy đề cập đến trong sách, bây giờ mới thật mắt trông thấy. Trên mấy cửa đi qua, chàng thấy có chữ đề: "Ðiện Quỳnh Hư", "Gác Giao Quang", ông theo hai thiếu nữ lên gác, thấy một vị phu nhân mặc áo lụa trắng ngồi trên sập thất bảo, trước sập có kê đôi kỷ gỗ đàn hương. Người đó cho biết đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động núi Phi Lai, xưng là Ngụy phu nhân, địa tiên núi Nam Nhạc. Phu nhân bảo thị nữ gọi một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái đánh gẫy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ. Người con gái đó có tên là Giáng Hương, mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích. Ngay đêm hôm ấy, phu nhân sai mở tiệc hoa, cho hai người làm lễ thành hôn.
Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng: " Tôi đi xa nhà đã lâu, lắm lúc nhớ quê cũ, muốn về thăm một chút". Giáng Hương khuyên rằng: "Thiếp không phải vì tình lưu luyến hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ vì ở trần gian tháng ngày ngắn ngủi, sợ chàng có về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa". Sau đó vị phu nhân mới sai người lấy một cỗ xe để tiễn đưa chàng. Giáng Hương viết một phong thư dán kín đưa cho chồng, dặn đến nhà hãy mở ra xem. Từ Thức từ biệt Giáng Hương và Phu nhân, rồi lên xe, chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ. Phong cảnh khác hẳn xưa, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn nguyên như trước. Chàng đem họ tên mình hỏi thăm các cụ già trong làng thì có một cụ trả lời: "Hồi nhỏ, tôi cũng có nghe nói hình như cụ tổ bốn đời nhà tôi họ tên cũng như thế, nhưng lạc vào hang núi cách đây đã ngót hai trăm năm rồi".
Từ Thức buồn rầu, muốn lại ngồi lên xe tiên để đi, thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chàng chỉ thấy có giòng chữ: "Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ".
Nguồn từ Internet
**********************************************************
CHIẾU CÓI NGA SƠN
 Làng nghề là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu sinh sống ở các vùng ngoại vi thành phố và nôn thôn Việt nam có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch nước ta. Việt nam có rất nhiều làng nghề nổi tiếng như:
          - Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội);
          - Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh);
          - Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng);
          - Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội);
          - Làng chiếu cói Nga Sơn (Nga Sơn, Thanh Hóa); …
Nói đến chiếu cói Nga Sơn, một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển phía Đông Bắc Thanh Hoá; là nói đến một loại vật phẩm biểu trưng cho niềm hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau. Ở vùng quêu này mỗi đôi nam thanh nữ tú khi xây dựng hạnh phúc đều lựa chọn cho mình một đôi “chiếu cưới” từ những cây cói tốt nhất, được dệt từ những đôi ban tay người thợ lành nghề nhất, được in hoa bởi những đôi bàn tay thợ in tinh sảo nhất sao cho thể hiện được hết tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình, ...
Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 40km về hướng Ðông Bắc; phía Bắc giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Đông giáp biển đông, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá, phía Tây giáp Huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá. Huyện Nga Sơn với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều mầu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này còn trồng được một một loại cây đã làm nên danh tiếng cho lá chiếu đó là cói; từ cây cói, dưới bàn tay khéo léo của người thợ đã dệt nên chiếu Nga Sơn - niềm kiêu hãnh của vùng quê này mà từ xa xưa dan gian đã tương truyền.
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Từ xa xưa, chiếu Nga Sơn đã được vua chúa Thăng Long biết đến. Trong các cung vua, phủ chúa, trong các bậc danh gia vọng tộc có chiếu Nga Sơn là thêm một bằng chứng thuyết phục cho sự giàu sang, sung túc của bậc trưởng giả kinh thành. Cái đẹp quyến rũ của chiếu Nga Sơn ấy là sự óng chuốt, mềm mại; chất lượng không thể bì nỗi của các loại chiếu khác đó là mùa nóng nằm thì mát, mùa lạnh nằm thì ấm ấm. Không ở đâu hơn Nga Sơn có sợi cói nhỏ, dài và mềm mại đến thế. Đôi bàn tay người thợ chiếu Nga Sơn có thể tạo nên nhiều chủng loại chiếu từ kích cở đến màu sắc, hay là chất lượng khác nhau phục vụ mọi nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Tính vượt trội ấy khó có nơi nào bì kịp. Sản phẩm đặc hiệu này ngày nay đã đến với mọi miền đất nước. Ngày nay (sau khi đất nước thống nhất, cùng với sự mở cửa phát triễn nền kinh tế Việt nam) thương hiệu “chiếu Nga Sơn” đã cập bến cảng nhiều quốc gia ưa chuộng chiếu cói như Liên Xô, ngày nay là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,.... Nhưng cói ngày nay không chỉ làm ra chiếu chiếu; mà từ cói Nga Sơn đã tạo nên nhiều sản phẩm hấp dẫn khác: chiếu du lịch hai gấp, ba gấp, bốn gấp tiện lợi, giỏ đựng hoa quả, làn, bình hộp có nắp, đệm... kiểu dáng thanh thoát, trẻ trung. Trong số các nước bạn hàng, người tiêu dùng Nhật Bản tỏ ra ưa chuộng sản phẩm từ cói của Việt Nam hơn hết. Từ nhiều năm trước doanh nghiệp Nhật đã đến Nga Sơn, liên hệ chặt chẽ với trên 50 doanh nghiệp cói xuất khẩu của 8 xã ven biển. Giờ đây chiếu cói Nga Sơn đã có hành lang thương mại rộng rãi đến với nhiều quốc gia.
Trước khi theo những chuyến tàu đưa chiếu đi chu du đây đó, hãy ra chợ làng nghề huyện để ngắm chiếu. Trên trời, dưới chiếu. Màu chiếu biêng biếc, vàng mơ áng lên sắc đỏ của những chiếc chiếu hoa, chiếu cưới, chiếu lễ hội sân đình. Muôn màu chiếu tạo nên vẻ đẹp cho một làng nghề không trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác; Ấy là vẻ đẹp riêng, đặc sắc Nga Sơn.
Nếu ai chưa từng đến Nga Sơn, Thanh Hoá hãy xắp xếp một chuyến đến thăm con người Nga Sơn với đôi bàn tay lành nghề dệt nên những đôi chiếu góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, sung túc cho mỗi gia đình Việt.

        Nguồn từ Internet cùng với những trãi nghiệm của bản thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét