BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Văn hoá ngày tết của các dân tộc trên thế giới

Mỗi dân tộc, tôn giáo trên thế giới đều có những cách đón năm mới khác nhau và vào nhiều thời điểm khác nhau tùy theo phong tục, tín ngưỡng của từng nơi.
Tục đón Tết của người dân Tây Tạng:
Người Tây Tạng gọi năm mới là Losar. Hai ngày cuối của năm cũ được gọi là Gutor và được dành để chuẩn bị cho năm mới. Ngày đầu tiên người Tây Tạng làm sạch nhà cửa, đặc biệt là bếp vì bếp được coi là trái tim của ngôi nhà và là phòng quan trọng nhất. Một món ăn truyền thống luôn có mặt trong bữa tiệc năm mới là món súp chín vị gồm thịt, bột mì, gạo, khoai lang, pho mát, đậu, ớt xanh, củ cải và mì ống.
Họ đến thăm các đền chùa để tặng quà cho các vị sư. Khắp nơi trên đất Tây Tạng, những tràng pháo được đốt và đuốc được thắp sáng để đuổi tà ma ra khỏi nhà. Vào ngày đầu năm mới, mọi người dậy sớm, tắm, và sau đó thờ cúng tại gia đình. Vật cúng tế có thể có hình dạng của động vật hay quỉ dữ làm bằng bột.
Lễ hội năm mới ở Tây Tạng

Người dân Mông Cổ đón Tết giữa cao nguyên lạnh giá:
Tết ở Mông Cổ (Sagaanxar) vào tháng Giêng Âm lịch và kéo dài 3 ngày. Phần lớn các món ăn Tết được chế biến từ sữa và trước lúc ăn, bát đĩa đều được rửa sạch bằng sữa ngựa. Lễ uống trà đón Xuân được tổ chức trang trọng: lúc giao thừa, người ta pha trà, rót chén đầu tiên đem ra sân, vẩy khắp 4 phía Đông - Tây - Nam - Bắc, chén thứ hai dành cho chủ nhà, rồi mới đến những chén khác mời khách... Sau đó, mọi người vui vẻ thưởng thức thịt cừu nướng và những sản phẩm được chế biến từ sữa.
Tiệc ăn mừng năm mới của một gai đình người Mông Cổ

          Tết ở Israel (và người Do Thái nói chung):
Tết ở Israel (và của những người Do Thái nói chung) gọi là "Hanukkah", bắt đầu từ tối ngày 25 tháng Kislev theo lịch Do Thái (thường trùng với tháng 12 Dương lịch) và kéo dài trong 8 ngày. Đêm giao thừa, cả gia đình thắp một ngọn nến trên chiếc đèn menorah. Bảy đêm tiếp theo, mỗi đêm thắp thêm một ngọn. Sau đó, người ta đọc kinh, cầu nguyện rồi đem đặt cây đèn với 8 ngọn nến sáng rực này ở cửa sổ để chuyển lời chúc mừng năm mới của gia đình mình đến mọi người xung quanh.

Ở Scotland cũng có tục xông đất như Việt Nam:
Tục xông đất không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở Scotland. Trong suốt lễ Hogmanay (lễ hội mừng năm mới của người Scotland), người Scotland tin rằng, người nào đặt chân vào nhà mình đầu tiên sẽ là người mang theo may mắn vào nhà. Người Scotland cũng đốt lửa. Hầu hết ở những ngôi làng nhỏ đánh cá của Stonehaven, những người đàn ông diễu hành qua các con phố cùng với những quả cầu lửa, biểu tượng cho mặt trời.
Người dân của hai xứ này từ lâu vẫn có tục kiêng phụ nữ và người tóc hung đến xông nhà ngày Tết vì cho rằng họ mang đến điềm dữ. Ngày mồng 1 Tết dương lịch nhà nào nhà nấy đều mở rộng cửa đón mừng mọi người đến chơi.
Khi xông nhà ai, khách thường mang theo những hòn than, bỏ một hòn than vào lò sưởi nhà người đó và nói: “Lửa ơi, lửa cháy cho bền”.

Ở Nga người ta đón năm mới là ngày lễ hạnh phúc và bình an:
Đón năm mới là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Nga trong năm, bởi đây là ngày lễ của hạnh phúc và bình an. Một cây thông to được đặt ở quảng trường cung điện Kremli (Mátxcơva).
Đến 12 giờ đêm giao thừa, ông già Noel xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng diễm lệ, vai mang túi quà để phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông. Ngay đầu năm mới, người dân có tục tặng bánh mì và muối cho khách quý.
Còn người dân Mexico đón Tết thật bình dị:
Đêm giao thừa, người Mexico có phong tục đặc biệt. Ví dụ, bật tivi lên để chờ xem hoặc nghe tiếng chuông cất lên 12 lần.
Mỗi lần chuông ngân, người ta lại ăn một quả nho và ước một điều ước, sau đó mọi người ôm nhau và chúc nhau năm mới vui vẻ. Một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại.
Người Mexico còn có một tập tục, ăn một loại bánh đặc biệt vào ngày 6/1. Loại bánh này có một cái lỗ ở giữa và chứa một món đồ nhỏ trong đó. Người nào nhận được chiếc bánh có món đồ ở trong sẽ phải làm một món đặc biệt vào ngày 5/2.

Nguồn Iternet