Kỳ 6 - CÁCH PHÒNG CHÓNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ
Cha mẹ làm
gì khi trẻ bị bệnh?
a. Nóng sốt:
Các bà mẹ khi
thấy trẻ sốt đừng vội lo lắng mà trước tiên hãy đo nhiệt độ cho bé bằng cặp nhệt
độ ở nách trẻ (đặt đầu ống thuỷ trong 5 phút). Nhớ theo giỏi nhiệt độ của trẻ bằng
cách sau mỗi lần đo bạn ghi lên sổ theo dõi gồm có ngày giờ, nhiệt độ để có thể
thông báo với bác sĩ của bé khi cần thiết.
Khi trẻ bị sốt
và ở nhà có thuốc hạ sốt như Tylenol thì cho trẻ uống. Cần chú ý lượng thuốc
cho trẻ uống phải tuân thủ đúng hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ; không nên
cho trẻ uống aspirine; không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.
Nhiệt độ
trung bình của trẻ khoảng 36,4 0C. Nếu trể nóng cao hơn 37,5 0C
là trẻ bị sốt. Chú ý:
- Nếu trẻ dưới
2 tháng tuổi khi bị sốt cần mang trẻ đến gặp bác sĩ, không được chần chừ để
tránh những nguy hiểm mang đến cho trẻ sức đề kháng còn quá yêu.
- Nếu trẻ từ
2 đến 6 tháng tuổi khi sốt kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ, cần phải đưa đi bác sĩ để
xử lý kịp thời tránh nguy hiểm tới sức khoẻ của bé.
b. Động kinh
(co giật):
Cách xử lý: Đặt
trẻ nằm nghiêng xuống giường hay xuống đất, đầu thấp; lấy vú cao su đặt ở giữa
hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
Chú ý: Thường
thì cơn kinh sẽ không kéo dài quá 2 phút, sau đó để trẻ ngụ một giấc dậy thì sẽ
trở lại bình thường. Nếu trẻ bị động kinh liên tục không dứt thì phải đưa ngay
trẻ đến bệnh viện.
c. Tiêu chảy
và ói mửa:
Khi trẻ bị
tiêu chảy hay ói mửa sẽ làm trẻ mất nước, nên trẻ bị đói và khác, cha mẹ cần
cho trẻ bú sữa mẹ hay sữa bột đậu nành (không uống sữa bò) thường xuyên hơn.
Nếu không có
sữa thì các bạn có thể cho trẻ uống nước cháo loãng, hoặc nước trái cây như nước
cam pha loãng và thêm vài hạt muối, chia ra cho uống 1 -2 muỗm nhỏ một lần và
cho nhiều lần như vậy trong ngày cho tới khí trẻ hết ói mửa hay hết tiêu chảy.
Sau 24 giờ trẻ
hết ói mửa, tiêu chảy, cho trẻ ăn uống trở lại như bình thường.
Nếu bị tiêu
chảy, ói mửa nặng, kéo dài 2 ngày trở
lên, đã làm như trên rồi mà không bớt, cần cho trẻ đi khám bác sĩ.
Chú ý: Khi trẻ
bị ói mửa, đặt trẻ nằm nghiêng hay nằm sấp để không bị sặc và tránh bị thức ăn,
nước mửa của trẻ rơi vào cuống phổi.
d. Da nổi đỏ:
Trong vài tuần
đầu sau khi sinh trẻ thường nổi những mụn sữa hoặc mụn đỏ trên mặt. Các bạn đừng
lo, chỉ cần giữ mặt trẻ sạch sẽ để tránh mụn bị nhiễm trùng, rồi tự nhiên mụn sẽ
lặn trong vài ngày hay lau nhất là 2
tháng.
Da trẻ có thể
bị nổi đỏ ở những kẻ da bị hầm và làm ngứa, khó chịu. Các bạn chỉ cần rửa sạch
với nước mát, giử cho khô ráo và cho mặc áo quần thoáng mát (có thể sử dụng các
loại phấn dùng cho trẻ sơ sinh).
Khi da nổi đỏ
vì hầm tả thì cần rủa mông cho trẻ bằng nước ấm, không dùng xà bông, không mặc
tả và quần trong khoảng 20 phút để giữ cho da được khô và thoáng. Các bạn nhớ
thay tả thường xuyên cho trẻ.
Nên đưa trẻ
đi khám bác sĩ khi chỏ nổi đỏ bị nhiễm trùng, làm ngúa nhiều và thấy trẻ đau đớn,
lan khắc cơ thể, không có biểu hiện thuyên giảm; hay khi trẻ bị số, có vẻ mất sức,
không chịu ăn uống.
Trong cuộc sống,
khi chúng ta nuôi nấng trẻ nhỏ còn nhiều những tình huống, những bệnh khác mà
có thể con của bạn mắc phải, vì vậy với những trẻ càng nhỏ tuổi các bạn càng phải
theo giỏi trẻ thường xuyên. Cuộc sống hiện đại, người mẹ sau sinh được khoảng 5
tháng là phải đi làm, không có thời gian để gần ngũi, chăm sóc con nhất là theo
dõi những diễn biết về sức khoẻ của trẻ, để làm được thì các bạn cần phải dặn
dò cẩn thận người trong trẻ giúp, thậm chí nếu cẩn thận thì nên có sổ theo giỏi
để ghi lại những diễn biết trong ngày của trẻ.
Chúc các bạn
nuôi con khoẻ mạnh, hay ăn, chóng lớn và an toàn!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chuyên mục này trên KIẾN THỨC CUỘC
SỐNG TỪ INTERNET của tinhyeuvacuocsongchamcom. Chúc các bạn xây dựng gia đình hạnh
phúc; Tổ ấm yêu thương là nền tảng giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh thông minh và
trưởng thành tốt hơn sau này.
Nội
dung trong chuyên mục này được tinhyeuvacuocsongchamcom đúc rút từ kinh nghiệm
bản thân và từ internet. Có nội dung nào còn khiếm khuyết rất mong được các
bạn góp ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét