BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

KỸ NĂNG NUÔI CON CHO CÁC BÀ MẸ TRẺ - Kỳ 5


Kỳ 5: TRẺ CON VỚI ĂN UỐNG VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH

          1. Thức ăn, đồ uống cho trẻ con:
          Sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng tốt nhân cho trẻ sơ sinh:
          Các bà mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh; có thể cho con bú sữa mẹ đến 12 tháng hoặc hơn nữa (có thể tới 2, thậm chí đến 4 tuổi nếu mẹ còn sữa). Cần chú ý khi cho con bú các bà mẹ phải bé con sao cho đúng tư thế đẻ bé được thoải mái khi bú thì mới bú được nhiều sữ và bú no được, khi cho trẻ bú xong cần cho trẻ ợ, nhất là trẻ sơ sinh.
          Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng:
          - Thức ăn cho bé ăn dặm phải được tán nhuyễn và nấu kỹ, mềm vì bé chưa có răng và khả năng tiêu hoá của bé còn kém, chưa quen với thức ăn thô và sơ.
          - Không nên thêm muối hay đường vào thức ăn.
          - Nên cho bé ăn dặm bắt đầu bằng bột ngũ cốc, rau nấu chín cộng với củ quả được nấu kỹ, có thể được xây rồi lấy nước (tạo màu) để cho bé ăn. Sau khi bé đã làm quen với thức ăn ngoài sữa rồi mới thêm thịt, cá mỗi bữa một ít rồi dần tăng dần số lượng lên theo khả năng hấp thu của bé và cuối cùng là cho bé ăn thêm các loại thức ăn khác như váng sữa, sữa chua và pho mát chẳng hạn. 
          - Không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn trứng nhiều mà chỉ bổ sung cho bé lượng vừa phải (một tuần chỉ ăn 1 đến 2 lần trứng gà ta), không nên cho bé ăn trái cây chua sớm.
          - Khi trẻ được 2 tuổi là bắt đầu có thể cho ăn sữa bò tươi bổ sung thêm nguồn năng lượng cho các hoạt động của trẻ.

          2. Phòng bệnh cho bé như thế nao?
          Nhiều bệnh ở trẻ nhỏ là do vi trùng hay ký sinh trùng gây ra. Cha mẹ có thể phòng tránh cho con các bệnh này bằng cách ngăn chặn hay tiêu diệt những sinh vật mang mầm bệnh, vệ sinh nhà ở, đồ chơi của bé. ở độ tuổi dưới 5 tổi trẻ thường hay mắc các bệnh như: Bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, bệnh tay chân miệng, hay bị dị ứng thức ăn, v.v... Cách loại trừ mầm bệnh là tiêu diệt các loại sinh vật mang mầm bệnh, nguồn mầm bệnh:
          - Ruồi: Một loại sinh vật mang theo rất nhiều mầm bệnh cho trẻ. Loại trừ bằng cách lấp đi những hố phân, dọn sạch những đống rác, trách cho ruồi đậu trên thức ăn để tránh những bệnh do ruồi mang đến như tiêu chảy, giun, sán, mắt hột, nấm gia, v.v...
          - Muỗi: luôn mang trong tuyến nước bọt ký sinh trùng sốt rét, bệnh viên màng não và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác do vậy cần tiêu diện muỗi bằng cách dọn dẹp sạch sẽ những nơi trú ngụ của muỗi như lu nước, những chỗ nước đọng quanh nhà; phòng tránh muỗi đốt trẻ bằng cách cho trẻ ngủ màn.
          - Nước: nước có thể giúp ta rửa sạch cho bé, nhưng cũng là một trong những nguồn cung cấp các loại mầm bệnh cho trẻ; nhất là nước cho trẻ uống thường ngày. Do vậy các bà mẹ cần cho trẻ uống bằng nước đun sôi để nguội.
          - Không khí: là môi trường lây lan các bệnh về hô hấp, về đường tiêu hoá cho trẻ nhanh nhất. Do vậy không nên để trẻ tiếp xúc với những người đang  mang bệnh, nhất là những người trong gia đình vì phải tiếp xúc với trẻ thường xuyên nên khi ho nên che miệng lại, không khạc nhổ bừa bãi, khi bế hay chăm sóc, cho trẻ ăn cần phải lửa tay sạch sẽ.
          - Mầm bệnh có trong thực phẩm, cá thịt và rau củ quả: Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ hay gia đình chúng ta cần chú ý đến chất lượng mức độ tươi (mới hay củ) của thực phẩm; khi cho trẻ ăn thì phải nấu chín để tránh các mầm bệnh như giun sán, tiêu chảy, ...
          - Phân người: cũng chứa các loại mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, giun sán, chân tay miệng, ... do vậy, sau mỗi lần đi cầu, chúng ta cần phải rửa tay thật kỹ với xà bông trước khi bế hay cho trẻ ăn.
          - Nền nhà, vậy dụng trong nhà hay đồ chơi của trẻ: cũng có rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn mà nguy hiểm nhất là bệnh tay chân miệng (Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi) vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên.
          Với cuộc sống ngày càng hiện đại, cha mẹ bận việc đi làm cả ngày về nhà mệt mõi, không có thời gian chăm sóc con, nhà có điều kiện thì mượn người chăm nhưng các bạn cũng cần phải dành thời gian cho trẻ. Hiện tại đa số bệnh của trẻ đều có vắc xin để ngừa do vậy cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Trung tâm vệ sinh dịch tể Trung ương tại các cơ sở y tế để phòng bệnh cho bé.
Chúc bé của bạn khoẻ mạnh và chóng lớn!

Còn nữa!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét