BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Dân tộc Chu-ru


Tên tự gọi: Chu-ru
Tên gọi khác: Chơ-ru, Kru, Thượng
Số dân: 19.314 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Một số ít ở gần dân tộc Cơ-ho có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me.
Nguồn gốc và lịch sử: Họ là một bộ phận trong cộng đồng Chăm di chuyển lên cao nguyên, sống biệt lập và trở thành một nhóm tộc người riêng.
Địa bàn cư trú: Chủ yếu ở Lâm Đồng. Một số ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đặc điểm kinh tế: Người Chu-ru định cư, định canh trồng lúa nước là chính. Việc săn bắt, hái lượm vẫn còn là hoạt động thường xuyên. Ngoài ra đồng bào còn chăn nuôi trâu, bò, gia cầm và nghề đan tre, mây.
Phong tục tập quán
Ăn uống: Đồng bào ăn cơm tẻ, uống rượu cần, thích hút thuốc lá sợi bằng điếu khan.
: Người Chu-ru ở nhà sàn dài truyền thống làm bằng tre, gỗ, bương, mai, lợp bằng cỏ tranh. Họ cư trú theo đơn vị làng.
Phương tiện vận chuyển : Chủ yếu là gùi đeo qua vai.
Hôn nhân: Phụ nữ đi hỏi và cưới chồng. Sau đám cưới có tục đi ở dâu mười ngày rồi mới rước rể về nhà vợ.Gia đình nhỏ được tổ chức chặt chẽ theo chế độ mẫu hệ.
Tang ma: Người chết được thổ táng tại nghĩa địa của làng.
Lễ hội: Cùng với chu kì canh tác lúa nước, mỗi năm có nhiều nghi lễ nông nghiệp như: cúng thần lúa khi gieo hạt, cúng thần đập nước, thần mương nước khi làm thủy lợi, cúng tạ ơn thần lúa sau vụ thu hoạch…
Tín ngưỡng: Người Chu-ru thường thờ cúng những người trong gia đình đã mất ở ngoài nghĩa địa, đồng thời cũng tôn thờ nhiều thần với nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp.
Trang phục: Nữ thường quấn váy tấm, nửa thân trên choàng vải để hở một bên vai. Đàn ông quấn xà rông như người Chăm, mặc áo dài xẻ nách như người Việt ở Trung Bộ.
Đời sống văn hóa: Văn chương truyền miệng khá phong phú với các thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện cổ, huyền thoại...Về nhạc cụ, đáng lưu ý là trống, kèn và chiêng. Ngoài ra còn một số nhạc cụ khác như: kwao, terlia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét