Tên gọi chính thức: Chăm
Tên gọi khác: Chàm, Chiêm,
Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời.
Các nhóm địa phương: Chăm
Hroi, Chăm Pôông. Chà Và Ku, Chàm Châu Đốc.
Số dân: 161.729 người (Tổng
cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng
nói của người Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Người Chăm có chữ viết riêng, dựa trên
hệ thống văn tự Sascrit.
Địa bàn cư trú: Cư trú chủ
yếu ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số địa phương khác (Tây Ninh, An
Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh).
Nguồn gốc lịch sử: Người
Chăm vốn ở duyên hải miền Trung từ rất lâu đời.
Đặc điểm kinh tế: Người
Chăm có truyền thống trồng lúa nước và trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Nghề dệt vải, làm gốm cổ truyền nổi tiếng. Trao đổi sản phẩm, buôn bán
phát triển.
Phong tục tập quán
Ăn: Đồng bào ăn cơm tẻ,
thích uống rượu cần, ăn trầu.
Ở: Người Chăm Ở nhà sàn thấp
và nhà trệt trong một quần thể kiến trúc trên một diện tích. Nhà cửa đơn sơ,
làng mạc kín đáo. Gia đình người Chăm vẫn theo chế độ mẫu hệ.
Phương tiện vận chuyển:
Người Chăm thường sử dụng các xe thô sơ dựa vào sức kéo của súc vật. Trên biển
đã từng có những đội thuyền chiến và đội th ương thuyền nổi tiếng trong lịch sử.
Hôn nhân : Nhà gái cười
chồng cho con, Sau khi cười, con trai ở rể.
Tang ma: Người Chăm có tục
thổ táng và hỏa táng tùy theo tôn giáo.
Lễ hội: thực hiện nhiều
nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm (lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ
mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. .). Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được
tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch).
Tín ngưỡng: Người Chăm
theo hai tôn giáo chính: đạo Bà la môn ( khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận). Một
số theo Hồi giáo Bà ni hoặc Hồi giáo lslam.
Trang phục: Đàn ông quấn
xà rông, áo cánh ngắn cài khuy phía trước, áo xẻ ngực. Đàn bà quấn váy tấm, mặc
áo dài chui đầu có thắt lưng và thường có dải khăn quàng chéo trước ngực.
Đời sống văn hóa: Nền văn học cổ Chăm rất phóng phú và đặc sắc với
các bia kí, kinh thánh, huyền thoại. sử thi anh hùng, truyện cổ. Kiến trúc
tháp, thánh đường là kiến trúc độc đáo và tiêu biểu. Nhạc cổ truyền có kèn
saranai, trống paranưng, trống kinăng, đàn nhị và những bộ chiêng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét