Tết Nguyên
Đán là ngày Tết lớn nhất, dài ngày nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng
nhất và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc; cùng với Tết Nguyên Đán
là sự tốn kém, nhất là ngày xưa còn chưa cấm đốt pháo, đúng là “No ba ngày Tết,
đói ba tháng hè”. Từ những thế kỷ trước, từ bao đời xưa kia, ông cha ta đã đón
Tết hàng năm một cách trang trọng, con cháu đầy háo hức.
Tết Nguyên Đán
là sự khởi đầu và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm
nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con
người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ (Tết Nguyên Đán được tính
theo lịch mặt trăng).
Nguyên có
nghĩa là bắt đầu, Đán có nghĩa là buổi ban mai, Nguyên Đán đó là sự khởi đầu, đầu
tiên, sớm nhất, mới nhất của một năm. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ
hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và
tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.
Xét ở góc độ mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận
theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân -
Hạ - Thu - Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông
như nước ta.
Theo tín ngưỡng
dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn
cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như
thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các
loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại
cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Về ý nghĩa
nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt
Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất
cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp
dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên,
nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung
tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất
tiếng khóc chào đời.
Mấy tiếng “Về
quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình
hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao Huỳnh
Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang
gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại,
trong số những người con xa quê, không phải ai Tết đến, xuân về đều có điều kiện
(về mọi mặt) để về quê, xong mỗi người đều đâu đấu một niềm yêu thương quê
hương. Chúng ta cùng chia sẽ cho nhau mỗi độ xuân về để cuộc sống thêm một niềm
vui, mỗi ban mai đời có thêm những nụ cười ấm áp yêu thương các bạn nhé.
Theo quan niệm
truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối
quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung
cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.
Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một
năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Tết Nguyên Đán
là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi
hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch
cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến
an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công
sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết
những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.
Rõ nét nhất là
không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc
trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…
Trước và sau Tết
Nguyên Đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tùy theo từng địa phương.
Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số phong tục chính:
1. Lễ ông Công ông Táo
Ông Công ở đây
là Thổ Công, là vị thần cai quản đất đai, giới tính được xác định là nam. Ông
Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và
một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Trong ngày
này, ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp.
Đồ cúng thường đi kèm với mấy con cá chép, vì người ta cho rằng vào dịp cuối
năm, ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về Thiên đình, trình bẩm những việc xảy
ra trong dân gian trong năm vừa qua.
2. Lễ Tất niên
Tất niên có
nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30, nhà người Việt nào cũng
chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên để tiễn biệt năm cũ. Sau đó, cả nhà
quây quần bên mâm cơm .
Theo phong tục,
trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ
những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hòa hơn.
3. Lễ Giao thừa
Giao thừa là
thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước
tới. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu
là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi, và đón lấy những điều tốt
đẹp của năm mới đến.
Một điều không
thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón
giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm
cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ
và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của
người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa...
Ngày
nay, trong thời kỳ hiện đại, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết được quy định hợp
lý, khoa học hơn - Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí thời gian, phù hợp nếp
sống công nghiệp vừa bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa nhân sinh
của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa
dân gian cần được giữ gìn và phát huy.
Theo baomoi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét