Tên tự gọi: Chơ-ro
Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.
Dân số: 26.855 người (Tổng cục Thống kê năm
2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ
Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Nguồn gốc lịch sử: Họ là lớp cư dân cư trú từ xa
xưa ở miền núi Nam Ðông Dương.
Địa bàn cư trú: sống tập trung ở vùng núi thấp
thuộc tây nam và
đông nam tỉnh Ðồng Nai. Rải rác tại các tỉnh Bình Dương, Bình
Phước và Bà Rịa Vũng Tàu.
Đặc điểm kinh tế: Người Chơ-ro chủ yếu làm rẫy,
canh tác theo lối phát đốt rồi chọc lỗ tra hạt. Hiện nay, ngoài lúa rẫy, một số
nơi đã làm ruộng nước có trâu cày. Việc săn bắn, hái lượm vẫn đóng vai trò quan
trọng.
Phong tục tập quán
Ăn: Người Chơ-ro ăn cơm tẻ là chính, hút thuốc
lá sợi bằng tẩu. Thức uống có rượu cần. Nam nữ đều ưa thích ăn trầu cau.
Ở: Trước đây, họ ở trên những ngôi nhà
sàn cao, cửa ra vào mở ở đầu hồi. Ðến nay phổ biến ở nhà đất. Họ đã tiếp thu lối
kiến trúc nhà cửa người nông dân Nam Bộ
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu dùng gùi đan bằng
tre, mây, cõng ở trên lưng.
Hôn nhân: Việc lấy chồng, lấy vợ của người Chơ-ro tồn
tại cả hai hình thức: nhà trai đi hỏi vợ hoặc nhà gái đi hỏi chồng. Hôn lễ tổ
chức tại nhà gái, sau lễ thành hôn thì cư trú phía nhà vợ, sau vài năm sẽ dựng
nhà ra ở riêng.
Tang ma: Tập quán thổ táng.
Lễ tết: Ngày cúng thần lúa, thần rừng hàng năm
đượctổ chức trọng thể.
Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Chơ-ro bái vật giáo, tôn
sùng các thần linh.
Trang phục: Xa xưa đàn ông đóng khố, đàn
bà quấn váy tấm. Mùa hè ở trần hay mặc áo cánh ngắn, mùa lạnh thường khoác trên
mình một tấm chăn. Phụ nữ thường đeo ở cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc hoặc
vòng đồng, vòng bạc hay nhôm.
Đời sống văn hóa: Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ-ro
phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống
tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp trong lễ hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét