Sữa mẹ, nguồn
dinh dưỡng tốt nhân cho trẻ sơ sinh:
Các bà mẹ nên
cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh; có thể cho con bú sữa mẹ đến
12 tháng hoặc hơn nữa (có thể tới 2, thậm chí đến 4 tuổi nếu mẹ còn sữa). Cần
chú ý khi cho con bú các bà mẹ phải bé con sao cho đúng tư thế đẻ bé được thoải
mái khi bú thì mới bú được nhiều sữ và bú no được, khi cho trẻ bú xong cần cho
trẻ ợ, nhất là trẻ sơ sinh.
Bắt đầu cho
trẻ ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng:
- Thức ăn cho
bé ăn dặm phải được tán nhuyễn và nấu kỹ, mềm vì bé chưa có răng và khả năng
tiêu hoá của bé còn kém, chưa quen với thức ăn thô và sơ.
- Không nên
thêm muối hay đường vào thức ăn.
- Nên cho bé
ăn dặm bắt đầu bằng bột ngũ cốc, rau nấu chín cộng với củ quả được nấu kỹ, có
thể được xây rồi lấy nước (tạo màu) để cho bé ăn. Sau khi bé đã làm quen với thức
ăn ngoài sữa rồi mới thêm thịt, cá mỗi bữa một ít rồi dần tăng dần số lượng lên
theo khả năng hấp thu của bé và cuối cùng là cho bé ăn thêm các loại thức ăn
khác như váng sữa, sữa chua và pho mát chẳng hạn.
- Không nên
cho trẻ dưới một tuổi ăn trứng nhiều mà chỉ bổ sung cho bé lượng vừa phải (một
tuần chỉ ăn 1 đến 2 lần trứng gà ta), không nên cho bé ăn trái cây chua sớm.
- Khi trẻ được
2 tuổi là bắt đầu có thể cho ăn sữa bò tươi bổ sung thêm nguồn năng lượng cho
các hoạt động của trẻ.
2. Phòng bệnh
cho bé như thế nao?
Nhiều bệnh ở
trẻ nhỏ là do vi trùng hay ký sinh trùng gây ra. Cha mẹ có thể phòng tránh cho
con các bệnh này bằng cách ngăn chặn hay tiêu diệt những sinh vật mang mầm bệnh,
vệ sinh nhà ở, đồ chơi của bé. ở độ tuổi dưới 5 tổi trẻ thường hay mắc các bệnh
như: Bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, bệnh
tay chân miệng, hay bị dị ứng thức ăn, v.v... Cách loại trừ mầm bệnh là tiêu diệt
các loại sinh vật mang mầm bệnh, nguồn mầm bệnh:
- Ruồi: Một
loại sinh vật mang theo rất nhiều mầm bệnh cho trẻ. Loại trừ bằng cách lấp đi
những hố phân, dọn sạch những đống rác, trách cho ruồi đậu trên thức ăn để
tránh những bệnh do ruồi mang đến như tiêu chảy, giun, sán, mắt hột, nấm gia,
v.v...
- Muỗi: luôn
mang trong tuyến nước bọt ký sinh trùng sốt rét, bệnh viên màng não và nhiều chứng
bệnh nguy hiểm khác do vậy cần tiêu diện muỗi bằng cách dọn dẹp sạch sẽ những
nơi trú ngụ của muỗi như lu nước, những chỗ nước đọng quanh nhà; phòng tránh muỗi
đốt trẻ bằng cách cho trẻ ngủ màn.
- Nước: nước
có thể giúp ta rửa sạch cho bé, nhưng cũng là một trong những nguồn cung cấp
các loại mầm bệnh cho trẻ; nhất là nước cho trẻ uống thường ngày. Do vậy các bà
mẹ cần cho trẻ uống bằng nước đun sôi để nguội.
- Không khí:
là môi trường lây lan các bệnh về hô hấp, về đường tiêu hoá cho trẻ nhanh nhất.
Do vậy không nên để trẻ tiếp xúc với những người đang mang bệnh, nhất là những người trong gia đình
vì phải tiếp xúc với trẻ thường xuyên nên khi ho nên che miệng lại, không khạc
nhổ bừa bãi, khi bế hay chăm sóc, cho trẻ ăn cần phải lửa tay sạch sẽ.
- Mầm bệnh có
trong thực phẩm, cá thịt và rau củ quả: Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ hay gia
đình chúng ta cần chú ý đến chất lượng mức độ tươi (mới hay củ) của thực phẩm;
khi cho trẻ ăn thì phải nấu chín để tránh các mầm bệnh như giun sán, tiêu chảy,
...
- Phân người:
cũng chứa các loại mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, giun sán, chân tay miệng,
... do vậy, sau mỗi lần đi cầu, chúng ta cần phải rửa tay thật kỹ với xà bông
trước khi bế hay cho trẻ ăn.
- Nền nhà, vậy
dụng trong nhà hay đồ chơi của trẻ: cũng có rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn mà nguy
hiểm nhất là bệnh tay chân miệng (Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc
nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5
tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi) vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ
sàn nhà, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên.
Với cuộc sống
ngày càng hiện đại, cha mẹ bận việc đi làm cả ngày về nhà mệt mõi, không có thời
gian chăm sóc con, nhà có điều kiện thì mượn người chăm nhưng các bạn cũng cần
phải dành thời gian cho trẻ. Hiện tại đa số bệnh của trẻ đều có vắc xin để ngừa
do vậy cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Trung tâm vệ sinh dịch
tể Trung ương tại các cơ sở y tế để phòng bệnh cho bé.
Tiêm chủng là
cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần
được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não
mũ do Hib.
Các bậc cha mẹ
cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.
Các vắc xin
swr dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn. Để chăm sóc sức khoẻ trẻ tốt
hon khi đi tiêm chủng các bà mẹ cần lưu ý:
- Cần chủ động
thông báo về tình trạn sức khoẻ cuar con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền
sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế
kiểm tra sức khoẻ của con mình trước khi tiêm.
- Sau tiêm chủng
trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ
tiêm, quấy khóc,.v.v... Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y
tế nếu thấy các phản ứng trên kéo dài trên 1 ngày.
- Khi trẻ sốt
cao các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, nhưng phải có chỉ định và hướng
dẫn của cán bộ y tế.
- Những phản ứng
nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỉ lệ 1/1.000.000 (một
trên một triệu) liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Nếu cha mẹ
không yên tâm về tình trạng sức khoẻ của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến
gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
- Nếu trẻ có
các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở,
tím tái,.v.v... các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.
Vì sự an toàn
của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30
phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tuc được theo dõi tại nhà ít nhất trong vòng
24 giờ sau tiêm chủng.
Theo dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện vệ sinh dịch
tễ Trung ương
Câu châm ngôn của ông bà ta xưa nghe cũng bình thường từ xưa đến nay vốn đã thế, nhưng sự đời ngẫm
nghĩ cũng có nhiều cảnh ngộc khác nhau. Người già thì trở lại thời con trẻ lên
năm, lên ba, còn người trẻ khi về làm dâu với cá tính và cuộc sống hiện đại đã
khiến cho hai thế hệ vốn đã khác nhau lại càng khác nhau hơn, mẹ chồng và nàng
dâu những người không máu mũ ruột rà gì mà lại sống ở một gia đình biết bao
khác biệt, phải chung sống sao cho hài hoà. Để có cuộc sống gia đình hạnh phúc,
trong số trăm công ngàn việc mà người phụ nữ phải lo khi về nhà chồng thì có một
việc có lẽ là rất quan trọng đó là làm sao để vừa lòng mẹ chồng?
1. Trước một sự kiện quan trọng, bạn
muốn lấy lòng mẹ chồng bằng một món quà, vậy phải làm gì đây? Nàng dâu thì có
ai mới về nhà chồng đã hiểu được mẹ của chàng vậy nên trước khi bạn định tặng
gì cho mẹ chồng thì nên tham khảo ý kiến cùa con trai bà đã nhé, bằng không thì
bạn nên thăm dò ý của bà trước đó nghe dụ nhân dịp nào đó mời mẹ chồng đi mua sắm
rồi để mẹ chàng tự lựa chọn mà tốt nhất là tham khảo ý kiến con gái của mẹ chồng
sẽ tốt biết bao; trường hợp xấu nhất thì biếu bà một số tiến nhỏ và nói:
"Con tính mua quà cho mẹ nhưng cũng không biết ý mẹ thích gì, nên con gửi
biếu mẹ một ít để mẹ thích mua sắm gì thì mua cho tiện và hợp ý". Nghe như
vậy chắc là mẹ chồng cũng vui vẻ nhận mà không trách con dâu vụng không hiểu rõ
tính nết mẹ chồng đâu, nhưng bất khả kháng mới bíu bà bằng tiền nhé chứ không lại
“nó nghĩ mình nghèo đến nỗi phải cầm tiền của nó mới sắm được đồ hay sao ý” hoặc
giả, “con này coi tiền to thật” thì toi đó bạn.
2. Còn nữa, chân ướt, chân ráo về nhà chông, chưa biết tập tục nhà chồng
bạn đã hì hục ra chợ và mua cho được một bó hoa ly thật to về chưng ngày Tết,
nhưng khi trưng xong mẹ chồng bạn bước vào nhìn thấy bình hoa ly tuy đẹp nhưng
lại "phán": "Ngày Tết mà chưng ly, chắc muốn nhà này ly tán đây".
Thế cho nên, nếu không hiểu rõ tập tục kiêng kị ở nhà chồng, tốt nhất trước khi
đi mua sắm, bạn nên tham khảo ý kiến của mọi người trong nhà và đặc biệt là người
mà đã bao năm qua lo lắng vun vén cho gia đình ông xã yêu của bạn đó là mẹ chồng
bạn ví dụ như: "Mẹ ơi, con không rành lắm về việc chợ búa ngày Tết, nhà
mình cần sắm sửa thêm gì, mẹ giúp con mẹ nhé!". Trời thế thì dễ quá rồi, gặp
phải mẹ chồng khó tính lại “con này không biết nó giỏi giang ở đâu mà có cái việc
xắm sửa, trưng bày ngày tết không lo được vậy không biết nó lo cho cuộc sống
gia đình này thế nào đây? Thì đành bó tay chấm com mà đi tìm đến chồng vậy, hay
người thân khác có thể giúp mình để làm vừa lòng bà mẹ chồng khó tính này.
3. Vốn vụng về chẳng biết mua sắm đồ Tết thế nào cho vừa, rẻ lại ngon và
tránh lãng phí. Việc chợ búa ở một nơi xa lạ ắt hẳn sẽ gây khó khăn cho bạn. Đừng
để công đi chọn lựa của bạn trở thành công cốc khi mẹ chồng phán: "Mua đồ
mà chẳng biết lựa gì cả". Thế thì tốt nhất khi đi chợ Tết ở nhà chồng, bạn
nên thủ thỉ với mẹ chồng: "Mẹ ơi, con không quen đi chợ ở đây, nên không
biết chỗ nào bán hàng ngon mà rẻ. Mẹ đi chợ Tết cùng con mẹ nhé!". Bà sẽ
vui vẻ nhận lời ngay và còn cho rằng con dâu mình rất chu đáo và rất có tinh thần
tiết kiệm nữa.
4. Tết đến bạn bày mâm ngũ quả lên bàn thờ vốn không phải là sở trường của
bạn, vậy bạn hãy thật thà: "Mẹ ơi, con không biết chưng thế nào cho đẹp, mẹ
chỉ cho con nhé!". Bà sẽ chủ động ra tay giúp bạn ngay, sau đó, bạn hãy
nói: "Ôi, không biết khi nào con mới chưng được mâm quả đẹp như mẹ nhỉ?".
Mẹ chồng bạn sẽ vui lắm đấy!
5. Đang cùng mẹ chồng chuẩn bị món ăn, bạn nếm thử món mẹ chồng nấu rồi
nói: "Mẹ con làm món này ngon lắm!". Chắc hẳn bà sẽ giận ngay. Thay
vì như thế, bạn nên nói rằng: "Ôi món này mẹ làm ngon quá! Mẹ chỉ lại cho
con nhé, để mai mốt con nấu cho chồng con ăn". Mẹ chồng nghe sẽ rất vui, vừa
được khen nấu ăn ngon, lại thấy con dâu đối xử tốt với con trai mình, thế còn
gì vui bằng?
6. Khi cùng nấu nướng với mẹ chồng mà còn có một người nữa đang ở đó. Nếu
muốn khen ngợi tài nấu ăn của mẹ chồng và lấy lòng bà, hãy nói rằng: "Chồng
em bảo, mẹ làm mấy món này không chê vào đâu được", mẹ chồng bạn nghe sẽ cảm
thấy mát lòng lắm. Tuy nhiên, khi nói câu này, cũng cần phải tùy tình hình thực
tế mà nói, nếu không sẽ gây phản ứng ngược khi món đó mẹ chồng nấu vốn chẳng
ngon.
7. Mặc dù những ngày Tết phụ mẹ chồng nấu nướng, dọn dẹp, tiếp khách khá
mệt và muốn về thành phố ngay, nhưng hết ngày nghỉ Tết, bạn nên làm vui lòng mẹ
chồng bằng câu nói: "Về đây con được học mẹ thêm bao nhiêu là món ăn ngon.
Giá mà được ở lại thêm vài ngày để mẹ chỉ thêm cho con thêm vài món nữa thì hay
quá!". Các bà mẹ chồng mà nghe con dâu nói thế hẳn sẽ nức lòng cho mà xem.
8. Các bà mẹ chồng lúc nào cũng thích được con dâu xem trọng và nể nang, nên
bạn đừng tiếc lời khen và luôn tỏ ra "ham học hỏi" với mẹ chồng nhé!
Vì như vậy, dù bạn có hơi vụng một chút thì bạn cũng vẫn sẽ ghi điểm trong mắt
của mẹ chồng đấy!
Nhưng nói gì thì nói, sự chân thành bao giờ cũng được đánh gia cao hơn tất
cả; bạn cần cư sử như thế nào để mọi người hiểu rằng bạn là một người có văn
hoá, biết đối nhân xử thế, biết kính trên nhường dưới; là người thật thà, hiền
lành. Bạn đừng cố ý tỏ ra mình là người tốt mà bản thân bạn lại suy nghĩ khác,
điều đó càng khiến cho mẹ chồng “không mắng cũng cằn nhằn nàng dâu” của bạn
càng thêm phần so sánh xét nét bạn mà thôi.
Chúc các nàng dâu hoàn thành được sứ mệnh làm dâu của mình để mẹ chồng và
nàng dâu được hoà hợp, hạnh phúc được trọn vẹn, cuộc sống được hạnh phúc tròn đầy!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!
Bài viết được tập hợp kinh nghiệm của bản thân, bạn bè và từ internet! Có
gì thiếu xót rất mong các bạn thông cảm! Ảnh trong bài viết chỉ là minh hoạ lầy từ Internet.
Kỳ 4: DINH DƯỠNG VÀ DẠY DỖ BÉ Ở LỨA TUỔI TỪ 2 TUỔI ĐẾN 5 TUỔI
Giai đoạn bé
từ 2 đến 3 tuổi:
Nuôi dưỡng:
- Cho trẻ ăn
bột ngũ cốc, nhiều rau xanh, nhất là rau cải xanh và trái cây chín khác nhau
nhiều hơn ăn thịt để giúp bé có hệ tiêu hoá tốt.
- Cần tiếp tục
cho bé bú sữa mẹ, những gia đình có điều kiện hơn nên cho bé bú thêm sữa bột tuỳ
từng loại với mức giá tiền khác nhau, xong phải chọn được loại sữa mà bé có thể
hấp thu tốt nhất mới là tốt.
- Khi cho bé
ăn dặm thêm các loại tôm cá hay thịt, trứng hay bất kể loại thực phẩm nào mới cần
phải quan sát kỹ phản ứng của bé xem có bị dị ứng hay ảnh hưởng đến tiêu hoá
hay không, có bé chỉ một hai lần đầu do chưa quen nên có biểu hiện tiêu hoá kém
khi ăn thức ăn lạ, vì vậy các bà mẹ cần phải chú ý quan sát bé sau mỗi lần cho
bé ăn. Cuộc sống thời hiện đại, thời gian nghĩ sinh của mẹ ít vậy thì mẹ cũng
phải dặn kỹ vú nuôi hay người giúp việc chú ý đó nghe.
Dạy dỗ:
- Bé ở tuổi
này thường từ biết đi rồi chạy, nhảy, leo trèo; nhiều khi làm trái với lời bố mẹ,
và thích khám phá những gì mới lạ; dù vậy thì bậc làm cha mẹ cần chú ý không
nên quát nạt bé mà phài giúp bé định hướng trong quá trình khám phá thế giới nhỏ
bé của riêng mình.
- Để giúp bé
phát triển, bố mẹ nên:
+ Trò chuyện
với bé như hỏi tên tuổi của bé, hỏi về các bộ phận trên cơ thể bé, về các vật
xung quanh để giúp bé có thể hình dung ra và ghi nhớ, giúp bé tập nói.
+ Đọc chuyện,
kể chuyện cho bé nghe vào những khi rãnh rỗi mỗi tối trước khi bé ngũ.
+ Cho bé đi
chơi, làm quen với những cảnh vật mới.
+ Khuyến
khích bé bắt chước các cử chỉ, hành động thân mật với mọi người xung quanh;
giúp bé tập những động tác của người khác...
+ Dạy bé những
bài hát thiếu nhi, những câu thơ có vần đơn giản.
+ Có thể dạy
cho bé đếm số đơn giản từ 1 đến 10 và biết tên các màu sắc, ....
Khi bé từ 3 đến
5 tuổi:
Nuôi dưỡng:
Ở giai đoạn
này bé bắt đầu cần đến những nguồn dinh dưỡng tốt hơn, nhiều hơn như thức ăn của
người lớn. Vậy cần cho trẻ ăn mỗi ngày 3 lần, ăn thêm nhiều loại thực phẩm khác
nhau và đầy đủ thành phần như ngũ cốc, rau xanh, trái cây chín, đậu phụ, sữa
chua, trứng các loại và thịt cá các loại nấu chín hoàn toàn. Cần cho trẻ uống bổ
sung thêm sữa để giúp trẻ tăng trưởng tốt, giai đoạn này cần chú ý giúp bé phát
triễn chiều cao không nên để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo quá.
Dạy dỗ:
- Trẻ từ 3 đến
5 tuổi hay tò mò muốn biết những gì mới lạ và bắt đầu chú ý đến những người bên
ngoài gia đình, tham gia vui chơi cùng bạn bè.
- Khi tiếp
xúc hằng ngày với trẻ, bố mẹ, anh, chị, người thân trong gia đình, bạn bè trên
lớp mỗ giáo, hay khu phố (lối xóm) có thể ảnh hưởng đến cá tính của trẻ sau
này; vì vậy bố mẹ nên:
+ Thường
xuyên đọc chuyện cho trẻ nghe, dẫn trẻ đi thăm nhà sách, thư viện, đi vui chơi ở
công viên hay gặp gỡ các gia đình trong họ hàng, hay gặp gỡ bạn bè của trẻ.
+ Khuyến
khích trẻ vui chơ với bạn bè cùng trang lứa.
+ Khuyến
khích trẻ giúp những việc đơn giản trong nhà.
+ Trò chuyện
với trẻ về những việc mà trẻ đã làm trong ngày, về những bài học trên lớp mà cô
giáo dạy trẻ hàng ngày.
+ Ngoài việc
cho trẻ đi học, ở nhà bố mẹ cũng cần giúp trẻ phân biệt những mẫu tự chữ cái
abcd và tập cho trẻ ghép vần.
+ Dạy cho trẻ
múa hát, dạy những câu thơ ngắn, câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn để giúp trẻ tập
làm quen với âm nhạc, thơ ca xây dựng tâm hồn trong sáng cho trẻ.
Kỳ ba: DINH DƯỠNG VÀ DẠY DỖ BÉ Ở LỨA TUỔI TỪ 0 ĐẾN 24 THÁNG
Từ sơ sinh đến
1 tuổi:
Nuôi dưỡng: Từ
khi chào đời giai đoạn đầu bé mới ra đời việc chăm sóc bé phải hết sức cẩn thận
để bé ngay từ đầu có được sức đề kháng tốt với môi trường sống ngoài bụng mẹ. Thời
gian sau khi chào đời cho đến khi bé được 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồi dinh dưỡng
tốt nhất cho đứa bé. Khi đã đủ 6 tháng tuổi, bé có thể ăn thêm (ăn dặm) cháo, khoai,
đậu, trái cây đã được tán nhuyễn. Các bạn nên nhớ đừng cho thêm muối hoặc đường
vào thức ăn của bé.
Dạy dỗ:
- Bé bắt đầu
nói chuyện, nhận ra dọng nói, và quyến luyến (biết theo) người bồng (bế). Bé cũng
bắt đầu nhìn theo những vật xung quanh.
- Để giúp bé
phát triễn tốt trí óc, cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với bé, hát, đọc truyện
và cho bé nghe âm nhạc. Cha mẹ cũng nên bồng (bế), chăm sóc đứa bé; bé sẽ cảm
thấy được đùm bọc, yêu thương. Tôi còn nhớ khi sinh cháu đầu, sau khi sinh được
7 ngày tôi vì công việc phải ơ xa tới 6 tháng mới về nhà, khi bế cháu đã khóc
thét lên và không chịu theo trong khoảng 1 tuần đầu. Có nghĩa là ở độ tuổi từ 0
dến 12 tháng bé cũng đã có thể phân biệt quen và không quen, có điều chưa được
rõ ràng mà thôi.
Từ 1 đến 2 tuổi:
Nuôi dưỡng:
- Khi được một
tuổi thì bé có thể ăn thức ăn của người lớn, nhưng vẫn cần cho bé tiếp tục bú
hay uống sữa. Các bạn đừng bao giờ để bé ăn một mình, không để bé ăn những thức
ăn cứng, dễ nghẹn, rất nguy hiểm cho bé.
- Đừng cho bé
ăn đồ chiên, bánh kẹo ngọt, không được cho uống cà fê và bia.
- Để bổ sung
nguồn năng lượng, tăng sức đề kháng cho bé, các bạn nên cho bé ăn thêm trứng gà
được luộc chín, tối đa 3 trứng một tuần.
Dạy dỗ:
- Ở giai đoạn
tuổi này, bé đã biết bắt chước người lớn và các bé khác lớn tuổi hơn. Bé có thể
nói được những từ đơn giản, những câu ngắn và biết làm những việc đơn giản theo
lời chỉ dẫn của cha mẹ, mọi ngường xung quanh.
- Để bé phát
triễn tốt khả năng tư duy, cha mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, đọc chuyện cho
bé nghe, hát ru bé ngũ hay để bé được nghe nhạc, ...
- Dạy bé biết
về các bộ phận trên cơ thể, biết các loại đồ đạc đơn giản trong nhà.
- Cho bé đi
chơi ở những nới xa nhà để bé thấy được nhiều cảnh vật mới, khuyến khích tính
tò mò của bé.
- Tập cho bé
biết cách xắp xếp các đồ vật (nên bắt đầu bằng đồ chơi của bé), tập cho bé biết
phân biệt màu sắc, hình dạng.
Sau khi sinh người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt với sự quan
tâm săn sóc ân cần nhưng không phải là kiêng khen quá mức.
- Rửa mặt và
giữ sạch vết thương nơi cửa mình để tránh bị nhiễm trùng.
- Thay băng vệ
sinh thường xuyên.
- Tránh bị
táo bón bằng các ăn nhiều rau ngót, rau cải, trái mận, tránh rặn khi đi cầu.
- Uống nhiều
nước sạch tốt nhất là đun sôi rồi để hơi ấm rồ uống, có thể uống nước rau má
phơi khô đun kỹ để nguội thì càng tốt.
- Ngồi trong
thau nước ấm có pha muối 1% muối (tốt nhất là nên dùng nước muối sinh li có
thương hiệu của nhà sản xuất uy tín để đảm bảo an toàn) trong khoảng thời gia
khoảng 10 phút, 2 - 3 lần mỗi ngày để giúp cho máu còn đọng trong tử cung và âm
đạo ra ngoài, cũng để giúp giảm đau, xẹp trĩ và giúp vết thương mau lành.
- Có thể tắm
gội sau 24 giờ sinh xong. Không nên để cơ thể bị dơ bẩn. Bạn dùng nước ấm để tắm
và rửa nhanh chóng; một phương pháp an toàn mà ông bà ta thường hay dùng là
dùng khăn thấm nước rồi lau người. Nhưng các bạn cần chú ý là phải làm việc này
nơi kín gió.
Chăm sóc bé sau khi sinh
* Ngay sau
khi lọt lòng:
- Hút nước ối
trong mũi ra cho sạch.
- Cắt cuống rốn
(nhau).
- Dùng khăn
thấm khô cho bé.
- Dùng khăn mới,
khô, mềm để quấn toàn thân cho bé để giử ấm. Bạn quấn cả đầu cho bé, chỉ chừa mật
mũi.
- Mang vòng
tay có ghi tên bố mẹ cho bé (Người thân của bé khi được bác sĩ hay điều dưỡng
cho xem mặt bét thì chú ý nghi nhớ đặc điểm nhé kẻo nhầm hay dễ bị tráo vì một
lý do nào đó).
- Cho bé bú mẹ
ngay sau đó vì những giọt sữa đầu tiên của mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp cho bé
chống bệnh. Chú ý rằng lần đầu tiên bé sẽ không thêt bú ra sửa mà người cha cần
giúp bé khơi thông nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng này giúp bé.
- Sau đó tắm
rửa kỹ càng cho bé.
* Những ngày
sau khi sinh:
- Cần cho bé
bú đầy đủ, mỗi 4 giờ, hay thường xuyên hơn nếu bé đói sớm hon hay không lên
cân. Nhớ cho bé ợ sau mỗi lần bú xong bằng cách ẵm đứng và vỗ nhẹ vào lưng (chú
ý là bé đang còn yếu nên động tác này phải nhanh nhé).
- Cho bé uống
thêm chút nước đun sôi để nguội để giúp bé đi cầu đễ dàng, nhất là khi trẻ uốn
sữa bột vì sữa bột rất dễ làm cho bé bị táo bón.
- Dùng alcool
(hay thuốc tím) để lau rửa cuống rốn và phải luôn giữ cho cuống rốn của bé sạch
sẽ tránh bị nhiễm trùng.
- Thay tã thường
xuyên để tránh bị hăm đỏ.
- Tắm rửa cho
trẻ sạch và phải thật nhanh để không bị lạnh. Nên tắm cho bé 2 ngày một lần và
gọi đầu 4 ngày một lần.
- Dùng các loại
dung dịch chuyên dùng để tắm rửa cho bé; kinh nghiệm dân gian thường dùng các
loại lá cây tươi như lá chè xanh, lá đào, ... có thêm một vài giọt dầu tràm,
hay dầu khuynh diệm,...
Thời kỳ đầu của
bé khi mới chào đời việc chăm sóc bé là rất quan trọng giúp bé có sức đề kháng
tốt và khả năng phát triễn tốt cho bé sau này.
Trong cuộc đời người phụ nữ thì hạnh
phúc là có một tổ ấm hoà thuận, vợ chồng hạnh phúc, hạnh phúc nhất là khi được
làm mẹ, một chức năng mà tạo hoá đã ban cho phái dẹp. Đồng thời với niềm hạnh
phúc là khó khăn nhất của người phụ nữ khi mang nặng đẻ đau, khi họ mang thai
cơ thể có nhiều thay đổi, kèm theo đó là những cảm xúc bất thường khiến người
chồng khó có thể nhận biết được, nhất là khi mang thai lần đầu. Vậy là chồng,
là cha các bạn sẽ làm như thế nào để cho bà bầu được vui vẻ hạnh phúc trong suốt
quá trình mang thai?
Cảm xúc của người mẹ khi mang
thai là rất quan trọng, em bé nằm trong bụng mẹ có thể nhận biết được cảm xúc đó.
Với tâm trạng thoải mái, vui vẻ, khỏe mạnh, người mẹ thấy hạnh phúc,... sẽ tạo bầu
không khí hạnh phúc cho thai nhi và điều đó còn giúp cho bà bầu hạ sinh dễ
dàng, nhanh chóng.
Là người chồng, người cha có
trách nhiệm, đấng mày râu cần phải biết những kiến thức hết sức cơ bản để giúp cho tổ ấm của mình hạnh phúc trong thời kỳ vợ mang bầu. Những
nhu cầu của người vợ trong giai đoạn này sẽ có những bất thường cho nên đòi hỏi
chúng ta phải nhạy cảm về những nhu cầu của họ. Nguyên nhân được xác định là do
hóc môn của bà bầu có sự thay đổi, khiến họ có nhiều cảm xúc khác nhau. Hơn nữa,
khi mang thai hình dáng của họ không còn như xưa nữa, có thể tạm cho là “nó xấu
đi rất nhiều” điều này cũng khiến họ cảm thấy khó chịu vì không còn tự tin với
bản thân.
Về mặt này chúng ta cần đảm bảo vợ
luôn luôn hấp dẫn trong mắt chồng, chúng ta cần cho bà bầu biết vẫn yêu thương
họ giống như ngày nào cho dù ngoại hình có thay đổi thế nào đi nữa.
Các ông chồng cũng cần nên nhớ rằng,
những lời nói yêu thương ngọt ngào trong trong giai đoạn này rất quan trọng. Giúp
cho vợ thấy sự quan tâm đặc biệt của mình. Vậy người chồng cần hành động như thế
nào để vợ thấy mình vẫn là tâm điểm trong mắt chồng?
- Trong thời gian này rất cần sự
lãng mạn, bạn thử mua hoa tặng vợ vào mỗi cuối tuần, điều đó rất hiệu quả.
- Tặng dụng cụ mát xa chân cho vợ.
Khi mang thai trong lượng cơ thể dồn về hết đôi chân, một dụng cụ để mát xa là
điều thoải mái nhất dành cho vợ đấy. Hay cũng có thể bạn tự làm lấy điều này bằng
đôi tay của mình vào những lúc rảnh.
- Bạn phải học cách làm nội trợ:
Nhu cầu ăn uống của phụ nữ mang thai là rất cao, vì vậy bạn phải đảm bảo rằng
mình biết đi chợ và nấu một vài món ngon. Sau khi ăn xong bạn cần tự tay dọn dẹp
tất cả, những hành động này chứng tỏ bạn rất thương yêu vợ và đứa con trong bụng.
- Hãy cho cô ấy ngủ nhiều hơn: Cơ
thể của các bà bầu thường rất mệt mỏi vì thế nên để họ ngủ thêm vào buổi sáng.
Trong khi đó, những ông chồng sẽ làm việc nhà và những việc vặt khác thay vợ.
- Đi spa: Nếu điều kiện gia đình
thoải mái thì bạn nên thường xuyên đưa vợ tới những nơi này. Tôi đảm bảo rằng
các nhân viên nơi đây sẽ làm cho bà bầu rất thoải mái vì được chăm sóc tận
tình.
Nhưng với những gia đình điều kiện
kinh tế không được sung túc thì sao? Đừng nghĩ ngợi nhiều thế các đấng mày râu
mà hãy hành động thật đơn giả như: Bạn hãy dành cho vợ mình lời yêu thương mỗi
sáng trước khi đi làm, mỗi tối khi đi làm về hay trước khi đi ngủ; tự tay nấu
cho vợ món ăn mà vợ thích; cùng với cô ấy xem bộ phim cô ấy thích, nhưng cũng đừng
quên cùng với vợ yêu của mình bình luận về một tình huống nào đó trong phim;
hay tự mát xa cho vợ. Một điều quan trọng nữa là bạn cần dành thời gian trò
chuyện với vợ mỗi tối trước khi ngủ,... và hãy chú ý rằng vợ bạn rất cần sự che
chở của bạn mọi lúc mọi nơi đặc biệt là khi cô ấy mang bầu và ngay cả trong giấc ngủ qua thế nằm của hai vợ chồng.
Chúc các đấng mày râu giúp vợ nuôi con tốt từ khi mang thai
để em bé được khoẻ mạnh!
Người mẹ khi mang thai cần phải
được ăn uống đủ chất dinh dưỡng đễ nuôi dương thai nhi qua cuống nhau từ đó
cung cấp cho thai nhi đầy đủ chất bổ, dinh dưỡng giúp cho thi nhi phát triễn tốt,
có sức đề kháng ngay từ trong bụng mẹ. Một số người mẹ, nhất là những bà mẹ
mang thai lần đầu do chưa có kinh nghiệm nên thường ăn ít, ăn không đủ lượng chất
dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng, vi ta min nên thường khi sinh con đứa trẻ
thường yếu hơn bình thường. Trong quá trình mang thai, người mẹ cần chú ý:
- Không
hút thuốc: Hút thuốc khi mang thai sẽ mang đến nhiều tác hại cho cả người
mẹ và đứa bé như gây chảy máu tử cung, hư thai, quái thai, dễ bị sinh thiếu
tháng, cân nhẹ, lùn, cơ thể và trí óc kém phát triển, thậm chí đứa bé có thể bị
chết ngay sau khi sinh.
-
Không uống rượu: Uống rượu trong khi có thai có thể sẽ gây quái thai,
hư thai, hoặc đứa bé sinh bị thiếu tháng, thiếu cân, thiếu kích thước, ngu đần,
thậm chí sẽ dẫn đến bị chết yểu.
-
Không nên làm việc quá nặng nhọc: Làm việc quá nặng nhọc có thể gây hư
thai.
- Nên
uống Vitamin (sinh tố, thuốc bổ), và acid folic 1mg mỗi ngày trước khi
thụ thai và trong 3 thang đầu mang thai để bổ sung chất cho thai nhi tránh cho
em bé một số tật bẩm sinh có thể mắc phải.
- Thường
xuyên đến cơ sở y tế, bác sĩ khám, nhất là 3 thang cuối của thời kỳ
mang thai.
Sinh đẻ
Tính trước ngày sinh:
Với điều kiện hiện đại như bây giờ
thì với sự giúp đỡ của bác sĩ và máy móc hiện đại thì rất dễ xác định; nhưng
người mẹ cũng có thể tự tính được ngày sinh con. Phương pháp tính như sau:
Từ ngày đầu có kinh nguyệt cuối
cùng và tính từ tháng đó, trừ lại 3 tháng rồi cộng thêm 7 ngày. Thí dụ: Ngày đầu
có kinh cuối cùng là 25 tháng 8; lấy tháng 8 trừ đi 3 tháng tức tháng 5 rồi cộng
thêm 7 ngày (vào ngày 25) tức là ngày 2 tháng 6. Vì vậy ngày sinh con dự tính sẽ
là ngày 2 tháng 6.
Chuẩn bị cho lúc sinh:
- Cần
đi bộ thông thả nhiều để giúp khi sinh được dễ dàng. Thông thường những
bà mẹ khi mang thai thường ngại đi ra ngoài, ngại đi lại vì vậy người chồng thường
phải có một vai trò nhất định giúp vợ trong việc này.
- Cần
tập hít thở sâu và dài: nói thì rất đơn giản, xong để tập được thì người
mẹ cần phải có sự kiên trì. Nên tập vào buổi sáng sớm, hay buổi tối trước khi
đi ngủ; mỗi lần tập nên dành thời gian khoảng từ 15 đến 20 phút.
Chuyển dạ (bụng) sắp sinh:
- Các
triệu chứng chuyển bụng sinh:
+ Khi bọc nước
bể ra (vở ối) và nước ra ở cửa mình.
+ Khi có cảm
giác co thắt cửa tử cung càng lúc càng mạnh và thường xuyên hơn. Nếu không xảy
ra thường xuyên thì chưa sinh. Các bà mẹ cần chú ý khi có màu nước hồng ở cửa tử
cung chảy ra là chuẩn bị sinh.
Trong lúc sinh:
- Khi
nào cửa tử cung mở hoàn toàn (khoảng 10 cm) thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh
sẽ hướng dẫn cho mẹ rặn sinh con ra.
- Khi
tử cung bắt đầu co thắt, người mẹ lập tức hít hơi vào mạnh và sâu, giử
cho hơi thở trong phổi và rặn thật mạnh, các bà mẹ tưởng tượng như khi rạn đi cầu
bị táo bón.
- Nếu
tử cung còn co thắt thì lập tức tiếp tục hít hơi vào và rặn tiếp như
trên.
- Sau
khi tử cung hết co thắt thì nghỉ lấy hơi, giử sức để rặn tiếp khi tử
cung co thắt trở lại.
Những
phương pháp thở của mẹ khi vượt cạn:
- Thở ngực chậm
Khi thấy cổ tử cung mở 2 - 6 cm, cơn co diễn ra trong khoảng
20 - 25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4 - 5 phút
xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều ôxy cho hai mẹ
con.
Cách tiến hành:
Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng
miệng để đẩy hết thán khí ra. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9 - 11 lần/
phút.
- Thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở 6 - 8 cm, các
cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40 - 50 giây/ cơn), khoảng
cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được
thì bạn có thể đứng.
Cách tiến hành:
- Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi
thở ra bằng miệng.
- Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng
của cơn đau.
- Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp
nhau.
- Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.
- Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí.
Cách cân bằng khí: Lấy
hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong
tay mình.
Khi tập thở kiểu này bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt
nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần lo lắng.
- Thở ngắn - nhanh - nông
Khi cổ tử cung đã mở 8 - 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm
chèn ép vào bàng quang, và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn
rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh (2 - 3 phút/cơn), cơn co kéo dài 50 - 55 giây.
Khi này, bạn càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non
có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.
Cách tiến hành: Khi
cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh.
Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng
khí.
Lưu ý: Khi tập 3 bài tập trên, bạn cần áp
dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu đó là: Hai chân khoanh tròn trước mặt, không
chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối.
Nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.
- Thở khi rặn đẻ
Ngồi trên sàn, hai chân gấp lại
thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt ngoài
đùi và ôm lấy đùi.
Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn, bạn hãy hít
một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm, và nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến
7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Chú ý khi rặn đẻ:
1. Cằm phải tì xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới,
giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Không được gào thét kêu la to làm mất sức và thiếu không
khí cho cả hai mẹ con. Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn vượt cạn thành công!
Còn nữa! Ảnh trong bài viết chỉ là minh hoạ từ internet
Nhỏ ! Nhỏ thường cằn nhằn anh giống cây xương rồng khô khan và đầy gai,
nhưng nhỏ nè, mỗi khi xương rồng nở hoa thì quí lắm đấy. Anh chẳng biết viết
thơ hay làm văn để tặng nhỏ. Anh chỉ thích Toán, Anh Văn, Vi Tính…thôi.
Không biết từ trước đến nay, nhỏ nhận được bao nhiêu “tác phẩm” của mấy gã
trồng si theo nhỏ nhỉ ? Có lẽ anh thiếu lãng mạn thật, anh chỉ thích những
thứ rõ ràng, logic và có thể chứng minh một cách chắc chắn. Viết thơ, phổ
nhạc thì anh mù tịt, anh chẳng biết nói sao cho nhỏ hiểu lòng anh bây giờ.
Thôi thì, để anh làm một bài toán chứng minh cho nhỏ rõ tình cảm của anh
nhé!
Bài toán tình
yêu
Đề bài : Anh là X, nhỏ là Y, với phép tính Yêu và Không Yêu, hãy chứng
minh định lí sau : X yêu Y và Y yêu X là đúng và chỉ có thể tồn tại một
cách duy nhất.
Giả thiết 1 : X yêu Y
Chứng minh: Để chứng minh là anh yêu nhỏ thì anh có vô khối bằng chứng lẫn
ví dụ. Này nhé, từ thuở mới biết nhỏ thôi, anh đã phải đợi không biết bao
nhiêu ngày và mất không biết bao nhiêu đêm để nghĩ ra một lá đơn xin làm
quen gửi nhỏ. Nếu anh chỉ giỡn chơi cho vui thì anh đã làm quen nhỏ ngay từ
lúc đầu rồi. Nếu anh chẳng “có gì” với nhỏ thì anh đâu phải hồi hộp ngóng
thư thư nhỏ trả lời đến như vậy. Nhỏ thấy chưa, chỉ bước ban đầu thôi mà
làm kẻ lạnh lùng với trái tim bằng đá như anh phải nao núng không ít. Cái
ngày nhỏ cười cười chấp nhận, mắt nhỏ long lanh đến lạ kì, may mà anh còn
“nhớ lối đi về”, nếu không chắc gia đình phải đăng báo “Tìm người lạc”. Nhỏ
thấy chưa, như vậy cũng đủ thấy tấm thịnh tình của anh dành cho nhỏ rồi .
Nếu anh không yêu nhỏ, anh chẳng thể nào đứng trước trường chờ nhỏ tan học
về. Thuở ấy, anh chúa ghét mấy đứa con trai đứng đực mặt ra mong ngóng, trông thật chẳng khác gì mấy
thằng ngố. Anh vẫn cười thầm: “Đàn ông đàn ang thì phải khí thế lên, ai đời
chỉ vì một người phụ nữ.” Nhưng ôi chao, anh hùng không qua ải mĩ nhân,
bây giờ anh lại cam tâm tình nguyện làm một thằng dở hơi như thế. Dù biết
chưa đến giờ, anh vẫn nôn nóng tới sớm rồi đứng đợi, chỉ sợ ra trễ, nhỏ
theo lũ bạn đi mất. Mong là nhỏ sẽ không cho anh là thằng ngốc, nhỏ nhé.Có
khi nhỏ giận không thèm nói chuyện với chuyện với anh, mới vài ngày thôi
mà anh đã thấy thời gian sao dài dằng dặc, vào sở làm mà lòng như lửa đốt,
đến nỗi mấy đồng nghiệp cứ phải thì thào: “Mày làm sao thế ?”
Biện luận: “Tình yêu là mù quáng”. Không, anh chẳng thích làm gã thầy bói mù
đoán già đoán non tình yêu của chúng mình. Mắt anh còn tốt lắm, và để thấy
rõ nhỏ hơn, anh còn gắn thêm hai miếng kính dày cộm, to chảng. Anh không
dám thề non hẹn biển như một kẻ khoác lác, anh cũng không muốn nói vòng vo
quanh co đầy ẩn dụ ngụ ý để nhỏ rối tinh rối mù lạc vào mê hồn trận thì tội
nghiệp. Anh chỉ có thể rõ ràng, ngắn gọn và súc tích y như một bài toán
logic : Anh yêu nhỏ.
Giả thiết 2 : Y yêu X
Chứng minh: Đặt mình vào chỗ ngồi của người khác để suy ra người ta nghĩ
gì quả thật là một điều không đơn giản. Nhưng vì nhỏ, anh sẽ cố gắng làm mọi
thứ trở nên dễ hiểu nhất mà anh có thể. Nhỏ có thể đang cong môi, lừ mắt bảo rằng,
làm quen thì nhỏ cũng có cả khối người, nhỏ cũng đồng ý cả chục mạng, chứ
đâu có riêng gì anh. Ừ, cho là vậy đi, thế tại sao nhỏ không trả lời ngay,
mà để đến cả tuần sau, anh năn nỉ mãi mới cho gặp mặt. Định cho anh đau
tim chắc ? Vậy là nhỏ cũng coi anh “đặc biệt” hơn người khác một chút rồi.
Nhỏ sắp kêu: “Con gái phải làm giá chứ sao!” Ừ, cho là vậy đi, sao khi anh nắm tay nhỏ hỏi: “Chịu không?”, mặt nhỏ đỏ hồng
lên, chỉ cười cười mà không nói gì? Nhỏ lại sắp bảo: “Thì con gái phải mắc
cỡ chứ sao?” Ừ, cho là vậy đi, sao mấy thằng “ôn con” ở trường xếp hàng chờ
đón nhỏ về, nhỏ ngúng nguẩy lắc đầu mà chỉ bẽn lẽn lên xe anh ngồi? Nhỏ chắc
đang bặm môi la: “ Tại anh lớn hơn, chững chạc hơn nên đáng tin hơn.” Ừ, cứ cho là vậy đi, sao nhỏ cứ chịu khó viết thư, chép thơ, gửi nhạc cho anh
làm gì nhỉ? Mà toàn thơ tình không mới…ác chứ ! Nhỏ biết anh khô queo, cứng
như đá, chì như thép, vậy mà còn đưa toàn mấy thứ “ướt nhẹp”. Sao nhỏ
không làm thế với mấy “ôn con” trong lớp nhỉ ? Chết thật, lần này anh
không suy ra nữa đâu, để tự nhỏ nghĩ đi nhé !
Ngày 8-3, ngày Valentine, nhỏ hí hửng khoe anh nào hoa, nào quà, nào thiệp,
cùng “những lá thư tình hay nhất thế giới”. Quen nhau gần một năm trời rồi,
vậy mà anh vẫn tay không, tỉnh bơ ngồi uống nước mía cạnh nhỏ, chả phản ứng
gì sất. Không biết ai tự dưng hờn mát thế nhỉ? Úi dào, anh đâu có dễ sập bẫy
nhỏ như vậy? Cái kế “khích tướng” này xưa còn hơn ….Trái Đất. Ai bảo con
trai không được làm giá? Nôn nóng quá nhỏ chạy mất tiêu thì sao ? Nhỏ định
chọc cho anh ghen chết đấy à? Đừng hòng nhé. Ôi nhỏ ơi, anh là “người lớn”,
chơi với nhỏ anh thành “con nít” một chút. Còn lũ “ôn con” trong trường chỉ
là đám con nít tập làm người lớn. Người lớn đã từng làm trẻ con, cho nên
trường hợp anh chấp nhận được, còn đám con nít mới nứt mắt hỉ mũi chưa sạch
mà học đòi, thế là hỏng ! Khi nào rảnh, anh sẽ viết thêm cho nhỏ một bài chứng
minh lí luận đầy đủ về lũ ranh ấy cho chúng biết thế nào là lễ độ !
Biện luận: Những gì nhỏ dành cho anh, chậc, anh “cảm kích” lắm lắm. Từng ấy ví
dụ thôi anh cũng đủ hiểu lòng của nhỏ rồi. Úi dào, nhỏ mắc cỡ không dám
nói ra, thôi thì để anh nói giùm nhỏ nhé. Chà, không được, nói lớn quá người
ta biết thì nhỏ đỏ mặt, vậy anh nói khe khẽ vừa đủ chúng mình nghe thôi nhỏ
nhé: “…” Ui da, đừng có ngắt anh, đau lắm, tội nghiệp!
Từ (1) và (2) =>
Giả thiết 3 : X yêu Y và Y yêu X. Chúng ta yêu nhau
Chứng minh: Nếu giả thiết này thành sự thật thì … ôi chao, còn gì hạnh
phúc bằng .Nhỏ còn bé lắm, nhỏ còn đi học, hồn hiên và ngây thơ. Thỉnh thoảng,
nhỏ bỗng thành người nhớn, nghiêm nghị và sâu sắc khiến anh phải ngạc
nhiên. Dù sao đi nữa, trong anh, nhỏ luôn là nhỏ bé bỏng và đáng yêu. Anh
yêu mái tóc nhỏ nên anh đã phải đi lùng cái kẹp tặng nhỏ dù một thằng đàn
ông như anh chẳng ưa gì chuyện sắm đồ con gái. Anh yêu đôi mắt tinh nghịch, lí lắc.
Anh yêu cả cái nhìn mơ màng dù với cặp kính mà nhỏ ghét. Anh yêu cái mặt
nhăn nhăn như… con khỉ khi nhỏ giận. Anh yêu luôn cả tính xấu của nhỏ vì
tình yêu phải bao dung và độ lượng. Còn nhỏ, khi vui nhỏ tìm đến anh chia
xẻ, nụ cười lúng liếng của nhỏ làm đời anh thấy tươi đẹp hơn. Lúc buồn, nhỏ
cũng thỏ thẻ tâm sự rồi hỏi anh gỡ mối tơ lòng. Bên nhỏ, anh thấy mình
cũng quan trọng hẳn lên, và anh cố làm tốt mọi thứ hơn để xứng với tình
cảm của nhỏ. Nhiều lúc nhỏ giận lẫy bảo anh vô tình, chẳng quan tâm khi mấy
ngày im bặt, chẳng hỏi thăm. Không có đâu, anh luôn nhớ nhỏ, anh chỉ bận
đi làm thôi. Nhỏ thấy đó, anh phải làm tốt công việc của mình thì mới ra
oai với nhỏ được chứ. Anh còn phải kiếm tiền để có dịp mua quà, dẫn nhỏ đi
chơi, đi coi xi nê… Nhỏ thấy chưa, anh cũng có trách nhiệm lắm chứ, anh chả
thích ăn không ngồi rồi, đi tán gái cho vui. Anh có nghĩa vụ lo lắng cho tương
lai và chuyện học của nhỏ nữa, anh chả muốn vì mải vui nhỏ quên mất học
bài. Nếu thế thì anh quả thật đáng trách lắm.
Biện luận: Có thể anh yêu nhỏ nhiều hơn là nhỏ yêu anh. Thế cũng được,
quan trọng là Chúng ta yêu nhau. Yêu anh, nhỏ vừa được yêu nè, vừa được
chiều nè, vừa có vệ sĩ, tài xế và cả thầy giáo nữa. Thấy không, nhỏ “lời
to” đấy nhé. Còn anh, chỉ cần được nhỏ yêu, vậy là quá đủ rồi.
Giả thiết 4: X không yêu Y và Y không yêu X
Chứng minh: không tìm ra
Biện luận: Một giả thiết cực kì vô lí . Anh đã gặp qua khá nhiều bài toán hóc
búa trong đời, nhưng đây là một câu đố lạ lùng nhất anh từng gặp. Mọi lần,
nếu không tìm được một đáp số khả thi, anh sẽ ghi vào phần lời giải rất ngắn
gọn: CTMB => Có Trời Mà Biết. Nhưng nhỏ à, giả thiết này có lẽ trời
cũng không trả lời nổi, vì nó sai ngay từ giả thiết, vậy thì còn chứng
minh cái quái gì nữa.Chắc nhỏ đang nhắc chừng anh, hình như thiêu thiếu
cái gì phải không? Anh biết rồi, nhỏ đang bảo còn hai giả thiết nữa mà anh
quên. Anh chẳng quên đâu, anh chỉ thấy chúng không cần thiết thôi. Nhưng để
chiều lòng nhỏ, anh nói nhỏ nghe nhé.
Giả thiết 5: Y yêu X và X không yêu Y
Thật không căn cứ, không nguyên do, hoàn toàn vô lí ! Nếu nhỏ yêu anh thì
lí nào anh lại không yêu nhỏ được cơ chứ ? Giả thiết này cũng sai lầm ngay
từ đầu rồi, chẳng cần chứng minh nữa.
Giả thiết 6: X yêu Y và Y không yêu X
Nhỏ ơi, nếu quả thật có một giả thiết như vậy tồn tại, anh không đủ can đảm
lẫn tâm trí để chứng minh nữa. Anh tìm mãi không ra một bằng chứng nào để
nói nó là sự thật. Trời sinh ra mỗi người đàn ông và lấy cái xương sườn của
họ để làm nên người phụ nữ. Nhỏ chính là cái xương sườn huyết thống ấy. Nếu
nhỏ từ chối mà phụ lòng chúa trời, có lẽ anh sẽ chết vì một cái xương sườn ngoại
đạo. Chắc chắn nhỏ không nỡ nhìn một kẻ yêu mình phải chết thảm thương như
thế chứ? Vậy thì, chúng ta hãy dẹp luôn cái giả thiết “mắc toi” này đi, nhỏ
nhé !
Kết luận:Nhỏ ơi, chứng minh nhỏ nghe vậy là đủ rồi, thôi tụi mình cứ tự kết
luận với nhau đi, nghen nhỏ !
Khi lang thang trên mạng vào forum.vnthutinh.comthấy có câu truyện hay nên mình copy vào blog để mọi người cùng thưởng
thức.