BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU
-
Hát ru con Vợ chồng mình đang nuôi con nhỏ, nhưng hầu như vợ mình không thể hát ru con ngủ, vậy là mình nghĩ nên chọn lọc những bài há...
-
Con bạn bao nhiêu tuổi? Con bạn học lớp mấy, tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông? Con bạn cao bao nhiêu? Bạn sẽ chọn bàn nghế ...
-
Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không kh...
-
T iếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thự...
-
Mỗi dân tộc, tôn giáo trên thế giới đều có những cách đón năm mới khác nhau và vào nhiều thời điểm khác nhau tùy theo phong tục, tín ngưỡng...
-
Hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3) tinhyeuvacuocsong post những tấm ảnh đẹp có ghi trên đó những câu nói, những vần thơ, những...
-
"Khoai ao không ngứa cũng lăn tăn Mẹ chồng không mắng cũng cằn nhằn nàng dâu" Câu châm ngôn của ông bà ta xưa nghe cũng bì...
-
TIẾNG RU Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người a...
-
Phương pháp dùng nồi xông để điều trị cảm cúm đã được dân gian sử dụng từ lâu đời. Đây cũng là một phương pháp điều trịn cảm cúm hiệu ...
-
Kỳ hai: CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU KHI SINH Chăm sóc sức khoẻ người mẹ sau khi sinh Sau khi sinh người mẹ cần được chăm sóc đặc...
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Văn hoá ngày tết của các dân tộc trên thế giới
Mỗi dân tộc,
tôn giáo trên thế giới đều có những cách đón năm mới khác nhau và vào nhiều thời
điểm khác nhau tùy theo phong tục, tín ngưỡng của từng nơi.
Tục
đón Tết của người dân Tây Tạng:
Người Tây Tạng
gọi năm mới là Losar. Hai ngày cuối của năm cũ được gọi là Gutor và được
dành để chuẩn bị cho năm mới. Ngày đầu tiên người Tây Tạng làm sạch nhà cửa, đặc
biệt là bếp vì bếp được coi là trái tim của ngôi nhà và là phòng quan trọng nhất.
Một món ăn truyền thống luôn có mặt trong bữa tiệc năm mới là món súp chín vị gồm
thịt, bột mì, gạo, khoai lang, pho mát, đậu, ớt xanh, củ cải và mì ống.
THƯ TÌNH HAY - Gửi vợ yêu
Vợ yêu thương của anh!
Cuối cùng hôm
nay anh cũng đã quyết định viết thư cho em. Em biết không? Trước đây khi em
đăng ký hòm email trên mạng, em luôn hỏi anh tại sao không viết thư gửi cho em?
Thực ra không phải anh không viết, mà anh biết rằng, khi anh viết thư cho em,
anh nhất định sẽ không cầm được nước mắt, giống như bây giờ, mới chỉ viết cho
em mấy dòng đầu, mà mắt anh đã thấy cay xè.
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
THƯ TÌNH HAY - Ngày không anh
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
THƯ TÌNH HAY - Phép thử tình yêu
Chín
tháng trôi qua kể từ ngày tớ tạm xa cậu để vào Đà Nẵng học tập. Lời hứa đợi
chờ nhau là thứ duy nhất giúp tớ tin tưởng vào tình cảm của chúng mình.
Nhưng cũng đã
có lúc tớ thấy lo lắng tình yêu bỗng nhiên vụt mất. Để rồi chính những tin
nhắn quan tâm, những lời động viên chân thành của cậu là động lực
giúp tớ trở nên mạnh mẽ hơn. Những ngày đầu đến thành phố, đôi khi tớ bật khóc
ngon lành vì... nhớ cậu. Cậu như hiểu được điều đó nên ngày nào cũng nhắn
tin và gọi điện thoại cho tớ.
Từ lúc xa cậu,
tớ ghét lắm những ngày nghỉ, ngày lễ.
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
THƯ TÌNH HAY - Gửi người em yêu
Anh đã từng hỏi
em: “Em có tin vào duyên phận không? Bây giờ thì anh đã tin rồi, tin anh và em
có duyên, có phận em à. Anh yêu em, yêu từ lần đầu gặp… Ánh mắt ấy,
nụ cười ấy…”
Lần đầu hẹn
hò, hai kẻ cô đơn ngượng ngùng nhìn nhau, chỉ cười… “Hà Nội hôm nay đẹp hơn mọi
khi” – Câu nói vu vơ của em khiến anh suy nghĩ suốt đêm đó. Em đã không tin, em
nghĩ anh chỉ như những người khác, tán tỉnh, chỉ biết những lời hoa mỹ, nhưng
khi nhìn anh mệt mỏi vào ngày hôm sau em mới thật sự hiểu… Anh đã suy nghĩ suốt
đêm “có lẽ là vì câu nói đó”.
THƯ TÌNH HAY - Anh yêu em không phải do duyên số
Anh vẫn nghe đời gọi tình yêu là duyên và nợ.
Bật cười, duyên hay nợ? Nếu gọi yêu nhau là "duyên số" thì số phận đã
đặt tình yêu vào tay ta, vậy là tự nhiên có mà không cần vun vén sao? Nếu gọi
yêu nhau là "nợ" thì tình yêu cốt lõi cũng chỉ là chi trả chứ không
còn là cảm xúc. Ví von thế mà làm gì? Anh yêu em, không phải do duyên số, anh
tìm đến và chúng mình yêu nhau. Mình đến bên nhau như lẽ tự nhiên của hai trái
tim không ràng buộc. Em tháo từng mối chỉ kỷ niệm cho anh yên bình. Anh vẫn
nghe đời chia tình yêu thành những giai đoạn riêng rẽ.
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Dận hờn làm chi, trách móc làm gì cho đời thêm u sầu.
Đừng bao giờ trách móc bất kì ai trong cuộc sống
của bạn cả! Vì đơn giản là ...
Người Tốt ... sẽ cho bạn Hạnh Phúc
Người Xấu ... sẽ cho bạn Kinh Nghiệm
Người Tồi Tệ nhất ... cho bạn Bài Học
Người Tuyệt Vời Nhất ... sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang ... vui
Đừng trả lời khi đang ... nóng giân
Đừng quyết đinh khi đang ... buồn
Đừng cười khi người khác ... không vui
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe .
Chặng đường ngàn dặm, luôn bắt đầu bằng 1 bước đi. ♥
Người Tốt ... sẽ cho bạn Hạnh Phúc
Người Xấu ... sẽ cho bạn Kinh Nghiệm
Người Tồi Tệ nhất ... cho bạn Bài Học
Người Tuyệt Vời Nhất ... sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang ... vui
Đừng trả lời khi đang ... nóng giân
Đừng quyết đinh khi đang ... buồn
Đừng cười khi người khác ... không vui
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe .
Chặng đường ngàn dặm, luôn bắt đầu bằng 1 bước đi. ♥
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
Sức mạnh Quân đội, sức mạnh nhân dân
Đúng ngày này, cách đây 68 năm về trước, tại khu rừng
nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình (nay
là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và
Bác Hồ, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân
dân (QĐND) Việt Nam được thành lập.
Xuất thân từ nhân dân, trưởng thành qua khói lửa chiến
tranh, suốt 68 năm qua, QĐND Việt Nam luôn trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ
quốc và nhân dân; chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì
hạnh phúc của nhân dân. Lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam luôn đoàn
kết đồng lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự che chở, đùm bọc, giúp đỡ của nhân
dân đã không ngừng trưởng thành, cùng dân tộc tạo nên những kỳ tích vĩ đại
trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
68 năm chiến đấu và trưởng thành càng khẳng định rõ
nguồn gốc, bản chất đặc biệt của QĐND Việt Nam - đội quân từ nhân dân mà ra, vì
nhân dân mà phục vụ. Chính từ nguồn gốc và bản chất cách mạng ấy đã bồi đắp,
hun đúc tạo nên sức mạnh vô địch của QĐND Việt Nam. Sức mạnh của QĐND Việt
Nam được nuôi dưỡng, bồi đắp bằng sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và
Bác Hồ, sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân. Chính bằng sức mạnh vô
song ấy QĐND Việt Nam đã hoàn thành vai trò lực lượng nòng cốt đánh đuổi thực
dân, phong kiến; xóa bỏ mưu đồ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc,
mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân; hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Trong công cuộc đổi mới, đi đôi với mài sắc ý chí,
nâng cao trình độ huấn luyện, SSCĐ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ thành quả cách mạng
và hạnh phúc nhân dân, QĐND Việt Nam còn hoàn thành xuất sắc chức năng đội quân
công tác, đội quân lao động sản xuất, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung
của đất nước. Không chỉ có mặt nơi biên cương, hải đảo xa xôi, mà ở bất cứ nơi
đâu, bất kỳ thời điểm nào, mỗi khi nhân dân gặp thiên tai, hỏa hoạn, mỗi lúc
nhân dân chưa biết cách để phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam
cũng chính là những người tiên phong, đi đầu và có mặt sớm nhất ở những nơi
gian khó ấy.
Sức mạnh từ nhân dân, gắn bó với nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng chính là nét vàng truyền thống rực rỡ nhất, cũng là sự đúc kết quý
giá, cốt tử nhất trong xây dựng QĐND Việt Nam, xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, đặc biệt
là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, bảo
vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân đang đặt ra yêu cầu rất cao và
mang tính toàn diện đối với sự nghiệp xây dựng QĐND Việt Nam; xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân gắn với xây dựng thế trận
an ninh nhân dân. Những thách thức mới, nhiệm vụ mới vừa mang tính cấp bách,
trước mắt, vừa mang tính cơ bản, lâu dài đối với QĐND Việt Nam. Bởi vậy, một
đòi hỏi khách quan là phải xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh toàn diện, mà trước
hết là vững mạnh về chính trị; có chất lượng huấn luyện cao, khả năng chiến đấu
tốt; khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật,
nhất là các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm đủ sức hoàn thành
thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Để hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị của mình, một nguyên tắc bất di, bất dịch là QĐND Việt Nam
phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực
tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội. Đó cũng là bài học thực tiễn sâu sắc,
là giá trị truyền thống, là cội nguồn sức mạnh của QĐND Việt Nam. Chính nhờ giữ
vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội, đồng thời biết dựa vào nhân dân, phát
huy sức mạnh của toàn dân là cơ sở vững chắc để QĐND Việt Nam trở thành đội
quân bách chiến, bách thắng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Giữ
vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng cũng chính là nhân tố quyết định để xây dựng
QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị, xác định rõ mục tiêu chiến đấu và nhiệm vụ
của mình trong từng giai đoạn lịch sử.
Cùng với toàn Đảng, toàn dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ
trong QĐND Việt Nam luôn tự hào với lịch sử truyền thống của mình; đồng thời
đang ngày đêm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà
nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam,
từng tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Quân đội đang gương mẫu, đi đầu triển khai đồng
bộ, toàn diện các biện pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, các nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về
xây dựng Đảng.
Từ truyền thống của QĐND và với lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng quang
vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Anh hùng, trong giai đoạn mới, cán bộ, chiến sĩ
QĐND Việt Nam nguyện đoàn kết, đồng lòng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập,
tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của nhân
dân.
Theo Quân đội nhân dân
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
Những thói quen tốt giúp chăm sóc trẻ
Bạn
lo lắng, làm sao để con bạn khoẻ mạnh, hay ăn, chóng lớn; ngoan ngoãn biết vâng
lời người lớn và học giỏi? Vậy bạn nên dạy con những thói quen tốt để xây dựng
nhân cách cho con ngay từ nhỏ. Sau đây là những thói quen tốt mà cha mẹ cần dạy
cho con mình giúp bé có sức khoẻ tốt và qua đó giúp con bạn dần xây dựng được
nhân cách tốt.
1. Rửa tay
Bạn cần dạy bé thói quen rửa tay
sau khi đi vệ sinh, sau khi xì mũi, trước và sau khi ăn, sau khi chơi với thút
nuôi và sau khi chơi đồ chơi…
Lý do: Rửa tay là một trong những
cách hiệu quả và quan trọng để tránh lây lan vi trùng. Có thể bạn không tin
nhưng các bệnh như cúm, viêm màng não, viêm gan A và hầu hết các dạng tiêu chảy
có thể lây lan một cách đơn giản bằng tay bẩn.
2. Đánh răng hàng ngày
Hãy rèn luyện cho bé có thói
quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và nên duy trì thói quen này trong suốt
cuộc đời.
Lý do: Miệng được mô tả như “cửa sổ
sức khỏe của toàn cơ thể”, ví dụ, bệnh về lợi có thể liên quan đến bệnh
tim và các vấn đề về tim mạch. Răng sữa đóng vai trò là nền tảng cho răng trưởng
thành. Do đó, những tổn thương từ răng sữa sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
3. Không uống chung cốc
Sử dụng chung cốc với nhiều người
dễ khiến bé bị lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Vì vậy cha mẹ cần rèn luyện cho con
thói quen không dùng chung cốc với người khác.
Lý do: Các bệnh có thể lây lan
qua nước bọt gồm cảm lạnh, cảm cúm và nhiều bệnh nghiêm trọng như viêm màng
não. Vì thế, không uống chung đồ uống với bất kỳ ai là cách dạy bé bảo vệ sức
khỏe.
4. Che miệng khi ho hoặc hắt
hơi
Sức đề kháng của các bé còn rất non
nớt nên dễ bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi, cảm…. Cha mẹ có thể dạy bé từ sớm để
bé biết quay đầu đi mỗi khi ho hoặc hắt hơi hay đơn giản là bé biết che miệng của
mình bằng ống tay áo (không phải bàn tay nhé vì bàn tay nhiều khi rất bẩn) hoặc
khăn giấy.
Lý do: Vi trùng gây bệnh có thể
truyền từ người này sang người khác bằng ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện.
Nước bọt bắn vào không khí và có thể khiến người bên cạnh hít phải (bất kể ai
trong vòng một mét cũng có thể bị nhiễm vi trùng gây bệnh).
5. Đội mũ
Bạn hãy tạo cho bé thói quen đội
mũ mỗi khi đưa bé ra ngoài ngay từ khi còn nhỏ. Cách tốt nhất để dạy bé làm được
việc này là cha mẹ hãy là người làm gương cho con.
Lý do: Tiếp xúc với tia cực tím
nhiều khi còn bé được biết là một nguyên nhân chính gây ung thư da.
6. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Tất nhiên là bé không thể làm được
việc này mà cần sự giúp đỡ từ cha mẹ. Bạn nên hướng dẫn bé lựa chọn thực phẩm
và hỏi ý kiến bé về khẩu vị trong các bữa ăn.
Lý do: Nhiều bé có xu hướng bắt
chước cha mẹ. Vì thế, nếu cha mẹ yêu thích rau xanh và hoa quả, thịt nạc… thì
cũng sẽ tạo thói quen lành mạnh trong ăn uống cho con ngay từ nhỏ.
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
Cách nào giải quyết mâu thuẩn vợ chồng?
Hôm
nay, tôi tranh thủ đưa con đi tiêm, đi đến điểm tiêm vợ tôi mới toá hoả là
không phải đúng ngày tiêm chủng không biết có mất tiền không, trong khi cả hai
vợ chồng tôi khi đi đều không chuẩn bị tiền. Tôi lại mất công về lấy tiền và rất
bực vì điều đó nên khi cho cháu tiêm về đến nhà tôi có nói với vợ rằng “Hơn ba
chục tuổi rồi, không còn nhỏ nhắn gì nữa đâu, làm việc gì thì cũng phải suy
nghĩ một chút” rồi đi làm. Có lẽ vợ tôi cũng rất buồn vì điều đó. Trong cuộc sống
thường ngày của gia đình chắc hẵn các bạn cũng có những lúc rơi vào tình cảnh
như gia đình tôi hôm nay. Vậy làm gì để duy trì ngọn lửa yêu thương trong mái ấm
gia đình vẫn là điều không ai dám coi thường. Và tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi
phải làm gì đây giữa dòng chảy rất xiết của cuộc sống? Tôi đã tìm kiếm trên
internet những điều giúp tôi; đây là một trong số những bài viết mà tôi đọc được.
Mời các bạn cùng đọc và suy nghĩ về bản thân và gia đình mình nhé. Để vận dụng
giữ lửa yêu thương cho gia đình nhỏ của mình.
1. Bên nhau thúc đẩy tình dục
Các cặp vợ chồng thường “lên lịch
sinh hoạt” và rất nỗ lực chăm sóc chuyện the phòng, tới nỗi chẳng thiết đi đâu.
Ấy vậy mà xem ra vẫn có đôi lúc “lãnh cảm”.
Thực ra nếu các bạn chú ý chia sẻ thời gian bên
nhau qua các hoạt động “đồng đội” như cùng làm việc, cùng tới rạp xem phim thì
đời sống ái ân sẽ tự nhiên “có lửa”.
2. Biết đương đầu
Trong hầu hết các mối quan hệ
đang xuống dốc đều có sự xuất hiện của xung đột. Xung đột, hay tranh cãi, là hệ
quả của nét độc đáo ở mỗi người, sự khác biệt giữa hai người được cuộc sống đẩy
đến gần nhau và “va chạm” với nhau.
Rất nhiều người cố gắng khép mình lảng tránh “chiến
tranh”, nhưng bất cứ cặp đôi nào có cuộc sống sinh động và trọn vẹn đều dễ “đụng
độ” ở một điểm nào đó.
Biết cách đương đầu và giải quyết xung đột, bạn có
thể mang đến cho hôn nhân một nguồn năng lượng mới. Tình cảm vợ chồng vì thế
cũng tràn trề, lớn lao hơn và thú vị hơn.
3. Cần gì biết ai đúng ai sai
Vợ chồng rất dễ rơi vào tranh
cãi nảy lửa xem ai đúng ai sai, nhưng cũng vì lẽ đó, các bạn không thực sự giải
quyết được vấn đề. Dù bạn có sai đi nữa, cũng làm gì có ai phạt bạn. Vì thế đừng
quá chú tâm đến phân định rạch ròi chuyện đúng sai. Vấn đề là cùng xắn tay vào
giải quyết mẫu thuẫn.
4. Nuôi dưỡng mối quan hệ
Người ta cứ hay đặt nguyện vọng
của mình lên hàng đầu để rồi lại nói “mong muốn của tôi không hề được đáp ứng”.
Thay vì nghĩ đến mình, sao bạn không thử đặt mối quan hệ hai người lên vị trí
ưu tiên số một?
Có khi bạn cần đầu tư nhiều thời gian cho quan hệ
này hơn, cần nhiều kỳ nghỉ bên nhau hơn. Có khi bạn cần thêm nhiều lời nhận xét
tích cực hay nhiều khoảnh khắc kết nối hai tâm hồn.
Chỉ cần thấu hiểu lẫn nhau,
thông cảm cho nhau, dù có thế nào, tình cảm hai người sẽ vẫn luôn tốt đẹp.
5. Lời nói chẳng mất tiền
mua…
Bởi thế hãy nuôi dưỡng tình cảm
vợ chồng bằng những lời nói đẹp. Nói những câu yêu thương “em yêu anh” , “anh rất
biết ơn em”, “anh muốn nghe suy nghĩ của em về…”.
Và hãy dùng nhiều hơn nữa những
từ ngữ thể hiện sự đồng cảm như “có vẻ như em đang lo lắng điều gì?”. Cách giao
tiếp của bạn khiến vợ/chồng mình cảm thấy được yêu thương và trân trọng.
6. Không “bình đẳng”, mà là
“công bằng”
Không cần phải cái gì cũng rạch
ròi kẻ 5 lạng, người nửa cân. Một trong những bí quyết của hôn nhân hạnh phúc
là tự ý thức được người kia đang đối xử công bằng (chứ không cần phải ngang bằng)
với mình.
Nguyên lý không chỉ ứng dụng trong phân công việc
nhà mà trong toàn bộ mối quan hệ.
7. Là vợ-chồng trước khi là
cha-mẹ
Dù đã có con, đừng đặt tất cả
vào con cái mà quên những phút giây riêng tư rất cần có giữa hai người. Thường
xuyên kết nối với nhau, không phải với tư cách người làm cha mẹ mà là tư cách của
hai người đang yêu.
8. Ngôn ngữ không lời
Chúng ta tự hào khi được người
đó “động chạm” đầy đam mê, ý nghĩa. Đôi lứa hạnh phúc càng là những người âu yếm
vuốt ve nhau nhiều hơn. Một cử chỉ ve vuốt đầy quan tâm có thể đơn giản nói “em
hiểu khó khăn của anh, nhưng rồi sẽ có cách” mà không cần thốt thành lời.
9. Mơ giấc mơ vĩ đại
…về chuyện tình của hai người.
Khi cùng mơ về “giấc mơ lớn trong đời”, đôi lứa sẽ lái mối quan hệ tới hướng
tươi đẹp mình mong muốn.
Hãy để giấc mơ đem lại cho bạn sức mạnh tạo nên bước
đột phá - bất cứ thay đổi táo bạo nào làm cho cuộc sống lứa đôi hoàn hảo hơn.
10. Nhìn bằng mắt của người
kia
Rất nhiều xung đột nảy sinh giữa
hai vợ chồng do bạn áp đặt cái nhìn tiêu cực vào những việc vợ/ chồng đã làm.
Thay vì tự nhủ “anh ấy thật thiếu suy nghĩ, thật nóng nảy…” hãy cố gắng đặt
mình vào địa vị chồng để nhìn nhận lại vấn đề.
Thử hỏi bản thân “chuyện gì hay
ý nghĩ nào khiến anh/cô ấy hành động như vậy?”. Có thể anh/cô ấy cư xử như vậy
là chưa được, nhưng bạn thấu hiểu và tỏ ra cảm thông, tình thế chắc chắn sẽ
thêm phần sáng sủa.
11. Không mất vẻ lãng mạn
Điều này rất quan trọng. Không
nhất thiết phải lúc nào cũng ra ngoài ăn tối hay đi du lịch xa. Hãy phát huy sức
tưởng tượng.
Thực tế, thường xuyên “bổ sung” tình huống lãng mạn
nho nhỏ có tác dụng hơn nhiều so với cả năm mới làm nên nổi một kỳ tích “tầm cỡ”.
Hãy để cảm xúc lãng mạn chảy trong huyết quản hàng
ngày, bạn sẽ thấy yêu thương ngọt ngào trở thành hơi thở trong cuộc sống lứa
đôi
Trong
số 11 chiêu thức trên, các bạn sẽ vậy dụng được bao nhiêu chiêu? Còn tôi? Tôi
thì đi làm, vợ tôi chỉ ở nhà chăm sóc cho hai đứa nhỏ; hàng ngày tôi điều rất cố
gắng không nói chuyện có liên quan đến việc ai là người kiếm tiền, ai là người
lo cho các con, ai là người lo cho cuộc sống của cả gia đình, … Nhưng cuộc sống
lại không đơn thuần chút nào. Có những lúc tôi cũng đã phải rơi vào tình huống
như sáng nay. Có lẽ cuộc sống của bạn khá giả hơn tôi, vợ chồng bạn có điều kiện
hơn vợ chồng tôi; xong việc giử lửa yêu thương cho gia đình không phân biệt đối
xử với bất cứ gia đình nào và không phải công việc của một thành viên trong gia
đình mà là của cả gia đình các bạn ạ!
Chúc
các bạn hạnh phúc, xây dựng tổ ấm gia đình bền vững!
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012
Làm gì khi con nhỏ bị sốt?
Các bạn thân mến! Em bé của
các bạn đã bao giờ bị cảm, sốt chưa? Các bạn làm gì khi con mình bị sốt? Những
chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt nhất.
Không phải tất cả các bé đều trải
qua những cơn sốt mà kể cả người lớn chúng ta cũng vậy. Sốt nghĩa là nhiệt độ
cơ thể cao hơn bình thường. Nó là dấu hiệu chỉ ra rằng hệ miễn dịch của cơ thể
đang hoạt động để chống lại những căn bệnh trong cơ thể. Sốt cũng có thể là những
phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Chăm sóc trẻ sốt tại nhà:
Ngoài việc tuân theo những
phương pháp và quy định điều trị của bác sỹ, biết cách kiểm soát cơn sốt ở trẻ
cũng là một điều rất quan trọng.
A. Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ
Nhiệt độ cơ thể bình thường của
trẻ thay đổi theo độ tuổi, hoạt động, điều kiện sức khoẻ, thời gian trong ngày
và tuỳ thuộc vào việc đo nhiệt độ ở từng bộ phận trên cơ thể.
*
Đo nhiệt độ ở trực tràng
-
Đây là phương pháp được xem là chính xác hơn cả để đo nhiệt độ của trẻ.
-
Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử.
-
Nếu nhiệt kế chỉ 37,5 độ thì được xem là bình thường.
*
Phương pháp đo tai giữa
- Phương pháp này đo nhiệt độ từ
màng tai. Độ nóng được đo bằng thiết bị cảm ứng hồng ngoại của nhiệt kế đo tai
được đặt cách ống tai một khoảng cách nhỏ.
- Phương pháp này dễ và nhanh,
có thể sử dụng cho trẻ hay om sòm hoặc đang khó chịu. Tuy nhiên cảm biến phải
được đặt đúng vị trí trong ống tai để lấy được nhiệt độ chính xác. Cách này
cũng không thích hợp nếu ống tai của bé có nhiều rỉ tai và các chất lưu.
B. Giảm thân nhiệt cho trẻ
1.
Sử dụng thuốc được kê đơn
Khi nhiệt độ trực tràng chỉ trên
38 độ và trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc hạ sốt
đã được kê đơn cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ bị sốt trong khoảng 4-6 tiếng
giữa mỗi lần uống thuốc. Hãy kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận, chú ý các chỉ dẫn,
và đảm bảo rằng liều thuốc và thời gian không quá độ bởi quá liều thuốc có thể
rất nguy hiểm cho trẻ.
2.
Mặc đồ thoải mái cho trẻ
Hãy mặc cho bé các đồ nhẹ nhàng
để tránh làm bé quá nóng. Các đồ cotton là tốt nhất vì chúng có thể thấm mồ
hôi. Hãy thay những đồ ẩm ướt hoặc những bộ đồ khô ráp sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu
hơn.
3.
Giữ phòng ốc thông thoáng
Giữ phòng ốc thông thoáng và
mát mẻ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể mở cửa sổ, mở điều hoà nhiệt độ,
hoặc mở quạt.
4. Lau chùi cho bé bằng nước
ấm
Khi trẻ có nhiệt độ trực tràng
trên 40 độ, đã từng bị sốt co giật hoặc không thể uống thuốc, lau chùi cho trẻ
bằng nước ấm có thể giúp làm giảm sốt. Đặt trẻ ngồi trong một bồn tắm nước ấm
và dùng khăn mềm dấp nước lên người bé trong khoảng 5-10 phút. Đừng dùng nước lạnh
vì điều này chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu nước bị lạnh đi hoặc
trẻ bắt đầu run rẩy, hãy nhấc trẻ ra khỏi nước ngay.
C. Bổ sung nước cho cơ thể bé
Việc đổ mồ hôi trong quá trình
bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước
của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất
đi. Đối với những trẻ nuôi bằng sữa mẹ, đơn giản chỉ cần tăng thời lượng cho trẻ
bú vì sữa mẹ có chứa rất nhiều nước.
D. Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt
mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động
tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu
hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.
Chăm sóc bé bị sốt có thể là công việc mệt mỏi và
khắt khe. Vì thế, hãy chuẩn bị tinh thần và chia sẻ việc chăm sóc trẻ với mọi
thành viên khác trong gia đình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên
quan đến trẻ sốt, hãy thử nói chuyện với ai đó có kinh nghiệm hoặc những người
tư vấn chăm sóc sức khoẻ cá nhân.
Vậy trường hợp nào thì cần phải đưa trẻ đến bác sỹ?
- Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc-xin,
sau 2-3 ngày trẻ sẽ trở lại bình thường. Bạn chỉ cần quan tâm theo giõi nhiệt độ
cơ thể và bình tĩnh kiểm soát cơn sốt của trẻ ở nhà.
- Khi trẻ bị sốt không phải
sau khi tiêm vắc-xin, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. Những
căn bệnh nguy hiểm ở trẻ thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 2 tháng
tuổi trở xuống, có vấn đề với hệ miễn dịch, hoặc những vấn đề đặc biệt khác về
sức khoẻ, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay lập tức vì có thể bệnh sẽ nguy kịch
hơn rất nhanh.
- Cho dù với lý do gì, nếu
bất kỳ một dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay. Những
dấu hiệu gồm: Sốt triền miên quá 6 giờ ở nhiệt độ 38,5 - 39,5 độ, nhiệt độ cơ
thể từ 40 độ trở lên, ăn không tốt, hoặc lên cơn co giật.
Tinhyeuvacuocsong68 tổng hợp
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012
TRẠNG QUỲNH - CHUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM - LÀM THƠ XIN ĂN
Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồ nam đốc thúc kẻ làm thuê.
Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.
Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.
Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:
- Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!
Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:
- Đã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!
Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:
Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua.
Nắng cực cho nên phải mất mùa
Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị.
Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.
Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.
Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.
tinhyeuvacuocsong68 siêu tầm
Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012
Tiêu chuẩn kích thước bàn ghế cho học sinh Việt Nam
Con bạn bao nhiêu tuổi? Con bạn học lớp mấy, tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông? Con bạn cao bao nhiêu? Bạn sẽ chọn bàn nghế như thế nào để con mình có tư thế ngồi học tốt nhất? Bạn đang rất lo lắng với bé đầu lòng bắt đầu đi học, hay đang học rồi nhưng dạo này thấy cháu nó ngồi hơi bị ngù, hơi bị với hay, viết chữ thấy không được thoải mái,... bạn đang rất phân vân. Để giải quyết điều này cho các bạn, Liên
Bộ: GD&ĐT, Khoa học và Công nghệ, Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu
học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Theo
đó, Thông tư hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
bao gồm: kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, mầu sắc, cách bố trí bàn ghế
trong phòng học áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan, tổ chức và
cá nhân có liên quan, học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường.
Để xem chi tiết bảng kích cở cụ thể của
từng đối tượng học sinh, mời các bạn click vào
đây để đọc toàn văn thông tư này.
Cảm ơn các bạn đã thăm blog của mình!
tinhyeuvacuocsong68
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012
Bài thuốc xông chữa cảm cúm
Phương pháp dùng nồi xông để điều trị cảm
cúm đã được dân gian sử dụng từ lâu đời. Đây cũng là một phương pháp điều trịn
cảm cúm hiệu quả, cho nên từ xa xưa đến nay vẫn được mọi người sử dụng và truyền
cho nhau nhất là ở vùng nông thôn.
1. Các loại lá thường dùng trong nồi nước
xông:
Theo kinh nghiệm dân gian, tuỳ vào vùng
miền khác nhau mà thành phần các loại lá xong được nấu trong nồi nước xông có
khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể thấy các loại lá để làm nồi xông gồm có các
loại lá thơm có tinh dầu có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu,
kháng sinh khử trùng… Ở đây xin dẫn ra một số lá, một số cây mà bà con quen
dùng: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn
(cộng sản), lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu,…
2. Cách nấu và tiến hành xông:
Các thứ lá trên rửa sạch cho vào xoong đổ
vừa nước, lấy lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong
phòng kín tránh gió lùa. Đặt nồi xông trên giường, bệnh nhân trùm kín chăn ngồi
xông từ 15 - 20 phút; trong quá trình xông sử dụng khăn sạch lau mặt chân tay,
thân người để mồ hôi tiếp tục thoát ra. Khi đã thoát được mồ hôi, bệnh nhân
dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo mới. Khi tiến hành xông cần
có một người ở bên để phục vụ và chăm sóc người bệnh.
3. Khi nào thì dùng nồi lá xông?
Khi bị cảm cúm có các triệu chứng: Đau đầu,
ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn
nằm. Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Các lỗ chân lông bị
bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc làm xuất hiện một loạt những triệu chứng
kể trên.
4. Kết quả sau khi xông:
Dùng các loại dược liệu cùng với nước nấu
sôi, các chất trong lá đã biến thành hơi nước nên nó rất dễ dàng đi vào đường
hô hấp đến tận phế nang. Hơi nước vào khoang miệng, vào niêm mạc mắt mũi và qua
da để vào cơ thể. Tới đâu đều có sự trao đổi chất ở đó.
Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm
mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí
cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở. Trong các lá xông có kháng sinh, có
tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt…
Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ
chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.
Sau khi vừa xông xong có thể cho bệnh
nhân ăn cháo nóng có lá tía tô, hành, tiêu bắc, hành tăm (củ nén),…
5. Những điều cần lưu ý:
Những trường hợp cảm cúm chỉ nên xông 1 -
2 lần, không nên xông nhiều lần. Xông nhiều lần sẽ bị hao tâm dịch, thoát
dương, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ sức khỏe.
Không xông đối với trường hợp cảm thử
(ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả).
Phương pháp dùng nồi xông là phương pháp
đơn giản, dễ làm, rẻ tiền. Kết quả cũng như mặt tích cực của nó là rất đáng kể.
Các bạn nên tích cực trồng cây dược liệu trong vườn, chắc chắn có nhiều khi cần
đến nó.
Chúc các bạn có một sức khoẻ tốt!
tinhyeuvacuocsong68
tổng hợp từ internet
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
TRẠNG QUỲNH - CHUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM - CHUYỆN ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG
Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.
Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:
- Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!
Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:
- "Lợn cấn ăn cám tốn."
Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay:
- "Chó khônss chớ cắn càn."
Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:
- Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục!
Nói xong Tú Cát đọc ngay:
- "Trời sinh ông Tú Cát!"
Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:
- "Đất nứt con bọ hung!"
Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.
tinhyeuvacuocsong68 siêu tầm từ internet
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH
Bạn đã từng phải đối mặt với mâu thuẫn? Trong cuộc sống ắt hẵn mỗi chúng ta không ai là hoàn hảo và cũng đã từng có mâu thuẩn gì đó với người xung quanh trong đó có cả người thân thiết trong gia đình; có điều mâu thuẩn ấy ở cấp độ khác nhau mà thôi. Trong cuộc sống chúng ta người thường sẽ có những lúc nóng nảy nổi sung hoặc tìm cách né tránh trước những mâu thuẩn và trong đó có cản những mâu thuẩn vợ chồng, cha mẹ với con cái hay giữa các con với nhau....
“Cái bát còn có lúc sát nhau”
Tùy từng trường hợp cụ thể mà ta nên có thái độ cụ thể. Tuy nhiên mâu thuẫn gia đình nếu được giải quyết đúng đắn còn đem lại tác dụng tốt cho đời sống gia đình. Sâu đây là một vài thái độ giải quyết mâu thuẩn mà chúng ta thường có.
Thái độ né tránh:
Chúng ta thường cảm thấy bực tức khi xung đột xảy ra. Nhiều người tin rằng điều đó hoàn toàn không nên, và họ không muốn bị nhìn nhận là đang tức giận vì e ngại sẽ làm tổn thương đến tình cảm của người khác.
Tuy nhiên, khi né tránh vấn đề, chúng ta sẽ không giải quyết được căn nguyên của xung đột. Hơn nữa, còn đánh mất cơ hội lắng nghe những ý kiến chính đáng nảy sinh trong suốt cuộc xung đột.
Thái độ nóng nảy:
Nóng nảy có nghĩa là tìm cách công kích mà không hề lắng nghe phía bên kia. Những người chọn thái độ này thường không bao giờ đề cập thẳng vấn đề, họ chỉ lên tiếng chỉ trích ý kiến, hành động của người khác.
Thái độ này làm cho mâu thuẫn càng thêm căng thẳng và khó giải quyết hơn. Bạn sẽ nhận được ở người kia hoặc sự tức giận, hung dữ trong hành động hoặc là sự thờ ơ kiểu bất cần.
Thái độ quyết tâm:
Khi quyết tâm giải quyết mâu thuẫn, bạn sẽ lắng nghe người kia bày tỏ ý kiến cũng như lắng nghe cách giải quyết của họ. Tất cả mọi người đều bình tĩnh sẽ mang lại giải pháp dung hoà và không khí yên ấm cho gia đình.
Và đây là nguyên tắc giải quyết mâu thuẩn để các bạn tham khảo:
Khi mâu thuẫn xảy ra trong gia đình, phụ huynh có thể đóng vai trò hoà giải bằng cách: tránh bày tỏ quan điểm của mình, chỉ nên bình tĩnh tập trung vào những mối quan tâm của các bên, tránh nghiêng về một bên nào đó.
Hãy cùng nhau chia sẻ quan điểm, sự lo âu, những thành kiến, mâu thuẫn… Nếu là xung đột giữa các con, bố mẹ có thể bày tỏ quan điểm và cách giải quyết của mình: “Nếu là con, bố mẹ thấy…” hay “nếu ở trong tình cảnh của các con, bố mẹ sẽ…”
Đừng cắt ngang hay biện hộ, cũng đừng phản ứng khi các con đang xúc động mạnh. Giúp con giải quyết xung đột, chính bạn cũng thấy mình và các con gần gũi nhau hơn.
Một khi mẫu thuẫn đã được hóa giải, các con sẽ còn học được ở bạn rất nhiều.
“Thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng cạn”
Chúc các bạn có một mái ấm gia đình hạnh phúc!
tinhyeuvacuocsong68 siêu tầm từ internet
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012
TRẠNG QUỲNH - CHUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM - CHUYỆN DÊ ĐỰC CHỬA
Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:
- Chuyện gì chớ chuyện này xin bố đừng lo. Bố cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng. Nghe Quỳnh nói vậy, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại vơi dân làng. Người tin kẻ nghi nhưng không còn có cách nào khác, mọi người đành làm theo yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô khi nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Nghe tiếng khóc có vẻ lạ, vua sai lính lôi đứa trẻ đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đấy là vua, càng gào to, kể lể:
- Mẹ tôi đã chết mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi không chịu đẻ em bé cho tôi bế...
Vua nghe nói câu ấy, bật cười bảo rằng:
- Ôi chao quả là một thằng bé đần độn. Ba mày là đàn ông mà đẻ làm sao được?
Chỉ đợi cho vua nói vậy, Quỳnh liền nín ngay, rồi đứng chắp hai tay lại, nói thật trang nghiêm:
- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa!
Nghe nói vậy, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé thần đồng mà bấy lâu mình vẫn nghe đồn.
Sẽ có file Audio do tinhyeucuocsongchamcom đoc để phục vụ các bạn (sau khi NCT kiểm duyệt xong sẽ up).
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012
KỸ NĂNG NUÔI CON CHO CÁC BÀ MẸ TRẺ - Kỳ cuối
Kỳ 6 - CÁCH PHÒNG CHÓNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ
Cha mẹ làm
gì khi trẻ bị bệnh?
a. Nóng sốt:
Các bà mẹ khi
thấy trẻ sốt đừng vội lo lắng mà trước tiên hãy đo nhiệt độ cho bé bằng cặp nhệt
độ ở nách trẻ (đặt đầu ống thuỷ trong 5 phút). Nhớ theo giỏi nhiệt độ của trẻ bằng
cách sau mỗi lần đo bạn ghi lên sổ theo dõi gồm có ngày giờ, nhiệt độ để có thể
thông báo với bác sĩ của bé khi cần thiết.
Khi trẻ bị sốt
và ở nhà có thuốc hạ sốt như Tylenol thì cho trẻ uống. Cần chú ý lượng thuốc
cho trẻ uống phải tuân thủ đúng hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ; không nên
cho trẻ uống aspirine; không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.
Nhiệt độ
trung bình của trẻ khoảng 36,4 0C. Nếu trể nóng cao hơn 37,5 0C
là trẻ bị sốt. Chú ý:
- Nếu trẻ dưới
2 tháng tuổi khi bị sốt cần mang trẻ đến gặp bác sĩ, không được chần chừ để
tránh những nguy hiểm mang đến cho trẻ sức đề kháng còn quá yêu.
- Nếu trẻ từ
2 đến 6 tháng tuổi khi sốt kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ, cần phải đưa đi bác sĩ để
xử lý kịp thời tránh nguy hiểm tới sức khoẻ của bé.
b. Động kinh
(co giật):
Cách xử lý: Đặt
trẻ nằm nghiêng xuống giường hay xuống đất, đầu thấp; lấy vú cao su đặt ở giữa
hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
Chú ý: Thường
thì cơn kinh sẽ không kéo dài quá 2 phút, sau đó để trẻ ngụ một giấc dậy thì sẽ
trở lại bình thường. Nếu trẻ bị động kinh liên tục không dứt thì phải đưa ngay
trẻ đến bệnh viện.
c. Tiêu chảy
và ói mửa:
Khi trẻ bị
tiêu chảy hay ói mửa sẽ làm trẻ mất nước, nên trẻ bị đói và khác, cha mẹ cần
cho trẻ bú sữa mẹ hay sữa bột đậu nành (không uống sữa bò) thường xuyên hơn.
Nếu không có
sữa thì các bạn có thể cho trẻ uống nước cháo loãng, hoặc nước trái cây như nước
cam pha loãng và thêm vài hạt muối, chia ra cho uống 1 -2 muỗm nhỏ một lần và
cho nhiều lần như vậy trong ngày cho tới khí trẻ hết ói mửa hay hết tiêu chảy.
Sau 24 giờ trẻ
hết ói mửa, tiêu chảy, cho trẻ ăn uống trở lại như bình thường.
Nếu bị tiêu
chảy, ói mửa nặng, kéo dài 2 ngày trở
lên, đã làm như trên rồi mà không bớt, cần cho trẻ đi khám bác sĩ.
Chú ý: Khi trẻ
bị ói mửa, đặt trẻ nằm nghiêng hay nằm sấp để không bị sặc và tránh bị thức ăn,
nước mửa của trẻ rơi vào cuống phổi.
d. Da nổi đỏ:
Trong vài tuần
đầu sau khi sinh trẻ thường nổi những mụn sữa hoặc mụn đỏ trên mặt. Các bạn đừng
lo, chỉ cần giữ mặt trẻ sạch sẽ để tránh mụn bị nhiễm trùng, rồi tự nhiên mụn sẽ
lặn trong vài ngày hay lau nhất là 2
tháng.
Da trẻ có thể
bị nổi đỏ ở những kẻ da bị hầm và làm ngứa, khó chịu. Các bạn chỉ cần rửa sạch
với nước mát, giử cho khô ráo và cho mặc áo quần thoáng mát (có thể sử dụng các
loại phấn dùng cho trẻ sơ sinh).
Khi da nổi đỏ
vì hầm tả thì cần rủa mông cho trẻ bằng nước ấm, không dùng xà bông, không mặc
tả và quần trong khoảng 20 phút để giữ cho da được khô và thoáng. Các bạn nhớ
thay tả thường xuyên cho trẻ.
Nên đưa trẻ
đi khám bác sĩ khi chỏ nổi đỏ bị nhiễm trùng, làm ngúa nhiều và thấy trẻ đau đớn,
lan khắc cơ thể, không có biểu hiện thuyên giảm; hay khi trẻ bị số, có vẻ mất sức,
không chịu ăn uống.
Trong cuộc sống,
khi chúng ta nuôi nấng trẻ nhỏ còn nhiều những tình huống, những bệnh khác mà
có thể con của bạn mắc phải, vì vậy với những trẻ càng nhỏ tuổi các bạn càng phải
theo giỏi trẻ thường xuyên. Cuộc sống hiện đại, người mẹ sau sinh được khoảng 5
tháng là phải đi làm, không có thời gian để gần ngũi, chăm sóc con nhất là theo
dõi những diễn biết về sức khoẻ của trẻ, để làm được thì các bạn cần phải dặn
dò cẩn thận người trong trẻ giúp, thậm chí nếu cẩn thận thì nên có sổ theo giỏi
để ghi lại những diễn biết trong ngày của trẻ.
Chúc các bạn
nuôi con khoẻ mạnh, hay ăn, chóng lớn và an toàn!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chuyên mục này trên KIẾN THỨC CUỘC
SỐNG TỪ INTERNET của tinhyeuvacuocsongchamcom. Chúc các bạn xây dựng gia đình hạnh
phúc; Tổ ấm yêu thương là nền tảng giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh thông minh và
trưởng thành tốt hơn sau này.
Nội
dung trong chuyên mục này được tinhyeuvacuocsongchamcom đúc rút từ kinh nghiệm
bản thân và từ internet. Có nội dung nào còn khiếm khuyết rất mong được các
bạn góp ý.
Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012
KỸ NĂNG NUÔI CON CHO CÁC BÀ MẸ TRẺ - Kỳ 5
Kỳ 5: TRẺ CON VỚI ĂN UỐNG VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH
1. Thức ăn, đồ
uống cho trẻ con:
Sữa mẹ, nguồn
dinh dưỡng tốt nhân cho trẻ sơ sinh:
Các bà mẹ nên
cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh; có thể cho con bú sữa mẹ đến
12 tháng hoặc hơn nữa (có thể tới 2, thậm chí đến 4 tuổi nếu mẹ còn sữa). Cần
chú ý khi cho con bú các bà mẹ phải bé con sao cho đúng tư thế đẻ bé được thoải
mái khi bú thì mới bú được nhiều sữ và bú no được, khi cho trẻ bú xong cần cho
trẻ ợ, nhất là trẻ sơ sinh.
Bắt đầu cho
trẻ ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng:
- Thức ăn cho
bé ăn dặm phải được tán nhuyễn và nấu kỹ, mềm vì bé chưa có răng và khả năng
tiêu hoá của bé còn kém, chưa quen với thức ăn thô và sơ.
- Không nên
thêm muối hay đường vào thức ăn.
- Nên cho bé
ăn dặm bắt đầu bằng bột ngũ cốc, rau nấu chín cộng với củ quả được nấu kỹ, có
thể được xây rồi lấy nước (tạo màu) để cho bé ăn. Sau khi bé đã làm quen với thức
ăn ngoài sữa rồi mới thêm thịt, cá mỗi bữa một ít rồi dần tăng dần số lượng lên
theo khả năng hấp thu của bé và cuối cùng là cho bé ăn thêm các loại thức ăn
khác như váng sữa, sữa chua và pho mát chẳng hạn.
- Không nên
cho trẻ dưới một tuổi ăn trứng nhiều mà chỉ bổ sung cho bé lượng vừa phải (một
tuần chỉ ăn 1 đến 2 lần trứng gà ta), không nên cho bé ăn trái cây chua sớm.
- Khi trẻ được
2 tuổi là bắt đầu có thể cho ăn sữa bò tươi bổ sung thêm nguồn năng lượng cho
các hoạt động của trẻ.
2. Phòng bệnh
cho bé như thế nao?
Nhiều bệnh ở
trẻ nhỏ là do vi trùng hay ký sinh trùng gây ra. Cha mẹ có thể phòng tránh cho
con các bệnh này bằng cách ngăn chặn hay tiêu diệt những sinh vật mang mầm bệnh,
vệ sinh nhà ở, đồ chơi của bé. ở độ tuổi dưới 5 tổi trẻ thường hay mắc các bệnh
như: Bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, bệnh
tay chân miệng, hay bị dị ứng thức ăn, v.v... Cách loại trừ mầm bệnh là tiêu diệt
các loại sinh vật mang mầm bệnh, nguồn mầm bệnh:
- Ruồi: Một
loại sinh vật mang theo rất nhiều mầm bệnh cho trẻ. Loại trừ bằng cách lấp đi
những hố phân, dọn sạch những đống rác, trách cho ruồi đậu trên thức ăn để
tránh những bệnh do ruồi mang đến như tiêu chảy, giun, sán, mắt hột, nấm gia,
v.v...
- Muỗi: luôn
mang trong tuyến nước bọt ký sinh trùng sốt rét, bệnh viên màng não và nhiều chứng
bệnh nguy hiểm khác do vậy cần tiêu diện muỗi bằng cách dọn dẹp sạch sẽ những
nơi trú ngụ của muỗi như lu nước, những chỗ nước đọng quanh nhà; phòng tránh muỗi
đốt trẻ bằng cách cho trẻ ngủ màn.
- Nước: nước
có thể giúp ta rửa sạch cho bé, nhưng cũng là một trong những nguồn cung cấp
các loại mầm bệnh cho trẻ; nhất là nước cho trẻ uống thường ngày. Do vậy các bà
mẹ cần cho trẻ uống bằng nước đun sôi để nguội.
- Không khí:
là môi trường lây lan các bệnh về hô hấp, về đường tiêu hoá cho trẻ nhanh nhất.
Do vậy không nên để trẻ tiếp xúc với những người đang mang bệnh, nhất là những người trong gia đình
vì phải tiếp xúc với trẻ thường xuyên nên khi ho nên che miệng lại, không khạc
nhổ bừa bãi, khi bế hay chăm sóc, cho trẻ ăn cần phải lửa tay sạch sẽ.
- Mầm bệnh có
trong thực phẩm, cá thịt và rau củ quả: Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ hay gia
đình chúng ta cần chú ý đến chất lượng mức độ tươi (mới hay củ) của thực phẩm;
khi cho trẻ ăn thì phải nấu chín để tránh các mầm bệnh như giun sán, tiêu chảy,
...
- Phân người:
cũng chứa các loại mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, giun sán, chân tay miệng,
... do vậy, sau mỗi lần đi cầu, chúng ta cần phải rửa tay thật kỹ với xà bông
trước khi bế hay cho trẻ ăn.
- Nền nhà, vậy
dụng trong nhà hay đồ chơi của trẻ: cũng có rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn mà nguy
hiểm nhất là bệnh tay chân miệng (Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc
nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5
tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi) vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ
sàn nhà, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên.
Với cuộc sống
ngày càng hiện đại, cha mẹ bận việc đi làm cả ngày về nhà mệt mõi, không có thời
gian chăm sóc con, nhà có điều kiện thì mượn người chăm nhưng các bạn cũng cần
phải dành thời gian cho trẻ. Hiện tại đa số bệnh của trẻ đều có vắc xin để ngừa
do vậy cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Trung tâm vệ sinh dịch
tể Trung ương tại các cơ sở y tế để phòng bệnh cho bé.
Chúc bé của bạn khoẻ mạnh và chóng lớn!
Còn nữa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)