Việt Nam 4.000
năm lịch sử với bề dày truyền thông văn hiến, các dân tộc cùng chung sống có
nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã,
trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau
dựng nước và giữ nước.
Truyền thuyết
về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, của người Thái, người Mường, người Ba Na, Ê
Đê... đều mô tả người Kinh, người Thượng là anh em một nhà, đặc biệt là truyền
thuyết mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, đều có chung một mẹ, đều sinh từ một bọc, đều là
đồng bào.
Với điều kiện
địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra
phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc.
phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc.
Một số người
cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại
sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng
nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu
gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân
tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều
có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai.
Cả nước Việt
Nam hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số đó có những dân tộc vốn sinh ra và phát
triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác
lần lượt di cư đến. Do vị trí nước Việt Nam giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều
dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ
Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước này.
Sống trên mảnh
đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt
Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. Ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn
trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của
các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Nhóm Việt -
Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
Nhóm Tày - Thái có
8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
Nhóm Môn -
Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro,
Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng,
M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Nhóm Mông -
Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
Nhóm Kađai có
4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo.
Nhóm Nam Đảo có
5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
Nhóm Hán có
3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
Nhóm Tạng có
6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Mặc dù tiếng
nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống
đan xen với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng
ngày và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn
lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.
1. Dântộc Ba Na hay còn gọi là Tơ Lô, Krem, Roh, Con Kde, ALa Công, Krăng. Ðịa
bàn cư trú: Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên.
2. Dân
tộc Bố Y hay Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà. Ðịa bàn cư
trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
3. Dân
tộc Brâu hay Brạo. Ðịa bàn cư trú: Làng Ðăk Mế, xã Bờ
Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
4. Dân
tộc Bru - Vân Kiều hay Trì, Khùa, Ma - Coong. Ðịa bàn cư trú: Tập
trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
5. Dân
tộc Chăm hay Chàm, Chiêm Thành, Hroi. Ðịa bàn cư trú: Ninh
Thuận và một phần nhỏ ở An Giang, Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh, Tây Nam Bình Thuận và Tây Bắc Phú Yên...
6. Dân
tộc Chơ Ro hay Ðơ Ro, Châu Ro. Ðịa bàn cư trú: Phần lớn
cư trú ở tỉnh Ðồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận.
7. Dân
tộc Chu Ru hay Cho Ru, Ru. Ðịa bàn cư trú: Phần lớn ở
Ðơn Dương (Lâm Ðồng), số ít ở Bình Thuận.
8. Dân
tộc Chứt hay Rục, Sách, Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xe Lang, Tơ Hung, Cha Cú, Tắc
Cực, U Mo, Xá Lá Vàng. Ðịa bàn cư trú: Sống ở huyện
Minh Hoá và Tuyên Hóa (Quảng Bình).
9. Dân
tộc Co hay Cor, Col, Cùa, Trầu. Ðịa bàn cư trú: Huyện Bắc
Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi).
10. Dân
tộc Cống hay Xắm Khống, Mâng Nhé, Xá Xong. Địa bàn cư trú: Huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ven sông Ðà.
11. Dân
tộc Cơ Ho hay Xrê, Nộp, Cơ Lon, Chil, Lát, Tring. Ðịa bàn cư trú: Cao
nguyên Di Linh (Lâm Đồng).
12. Dân
tộc Cờ Lao hay Ke Lao. Ðịa bàn cư trú: Hà Giang.
13. Dân
tộc Cơ Tu hay Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca Tang. Ðịa bàn cư trú: Huyện
Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam), huyện A Lưới, huyện Phú Lộc (Thừa
Thiên - Huế).
14. Dân
tộc Dao hay Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu
Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Ðầu. Ðịa bàn cư trú: Biên
giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung Du và ven biển Bắc Bộ.
15. Dân tộc Ê Đê hay Ra Đê, Ðê, Kpa, Adham, Krung, Ktal, Dlieruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích. Ðịa bàn cư trú: Ðăk Lăk, phía Nam tỉnh Gia Lai, phía Tây của 2 tỉnh Khánh Hòavà Phú Yên.
15. Dân tộc Ê Đê hay Ra Đê, Ðê, Kpa, Adham, Krung, Ktal, Dlieruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích. Ðịa bàn cư trú: Ðăk Lăk, phía Nam tỉnh Gia Lai, phía Tây của 2 tỉnh Khánh Hòavà Phú Yên.
16. Dân
tộc Giáy hay Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ. Ðịa bàn cư
trú: Tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng.
17. Dân
tộc Gia Rai hay Giơ Rai, Tơ Buăn, Hơ Bau, Hdrung, Chor. Ðịa bàn cư
trú: Gia Lai, Kon Tum và Ðăk Lăk.
18. Dân
tộc Giẻ Triêng hay Dgích, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triềng, Treng Ta Liêng, Ve,
La Ve, Bnoong, Ca Tang. Ðịa bàn cư trú: Kon Tum và miền
núi tỉnh Quảng Ninh.
19. Dân
tộc Hà Nhì hay U Ní, Xá U Ní. Ðịa bàn cư trú: Lai
Châu, Lào Cai.
20. Dân tộc Hoa hay Hán. Ðịa bàn cư trú: Trong cả nước.
20. Dân tộc Hoa hay Hán. Ðịa bàn cư trú: Trong cả nước.
21. Dân
tộc Hrê hay Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy. Ðịa bàn cư trú: Phía
tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh.
22. Dân
tộc Kháng hay Xá Khao, Xá Xúa, Xá Ðón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng
Lâm. Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lai Châu.
23. Dân
tộc Khmer (Việt gốc Miên, Khmer Krôm). Ðịa bàn cư trú: Sóc
Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
24. Dân
tộc Khơ Mú hay Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy. Ðịa bàn cư
trú:Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái.
25. Dân
tộc Kinh (Việt). Ðịa bàn cư trú: Khắp các tỉnh, đông nhất
ở vùng đồng bằng và thành thị.
26. Dân
tộc La Chí hay Cù Tê, La Quả. Ðịa bàn cư trú: Hà Giang,
Lào Cai.
27. Dân tộc La Ha hay Xá Khắc, Phlắc, Khlá. Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lào Cai.
27. Dân tộc La Ha hay Xá Khắc, Phlắc, Khlá. Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lào Cai.
28. Dân
tộc La Hủ hay Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Xung, Khả Quy. Ðịa bàn cư
trú:Huyện Mường Tè (Lai Châu).
29. Dân
tộc Lào hay Lào Bốc, Lào Nọi. Ðịa bàn cư trú: Huyện Ðiện
Biên (Điện Biên), huyện Phong Thổ, Than Uyên (Lai Châu), huyện Sông Mã (Sơn
La).
30. Dân
tộc Lô Lô (Mùn Di, Di... Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen). Địa
bàn cư trú: Phần lớn sống ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.
31. Dân
tộc Lự hay Lữ, Nhuồn, Duồn. Ðịa bàn cư trú: Huyện Phong
Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
32. Dân
tộc Mạ hay Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn. Ðịa bàn cư
trú: Lâm Ðồng.
33. Dân
tộc Mảng hay Mảng Ư, Xá Lá Vàng. Ðịa bàn cư trú: Lai
Châu (Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay).
34. Dân
tộc Mông (Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Mán). Ðịa
bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn
La, Cao Bằng, Nghệ An.
35. Dân
tộc M'Nông (Bru Đang, Preh, Ger, Nong, Prêng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu No, nhóm
M'Nông Bru Dâng). Ðịa bàn cư trú: Ðăk Lăk, Lâm Ðồng và
Bình Phước.
36. Dân
tộc Mường (Mol, Mual, Moi, Moi Bi, Au Tá, Ao Tá). Ðịa bàn cư trú: Cư
trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung đông ở Hoà Bình và miền núi Thanh Hóa. Sống
định canh định cư nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện
cho việc làm ăn.
37. Dân
tộc Ngái (Ngái Hắc Cá, Lầu Mần, Hẹ, Sín, Ðàn, Lê). Ðịa bàn cư trú: Quảng
Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
38. Dân
tộc Nùng (Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý
Rịn, Nùng Dín, Khen Lài). Ðịa bàn cư trú: Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang.
39. Dân
tộc Ơ Đu hay Tày Hạt. Ðịa bàn cư trú: Nghệ An.
40. Dân
tộc Pà Thẻn (Pà Hưng, Tống). Ðịa bàn cư trú: Hà Giang,
Tuyên Quang.
41. Dân
tộc Phù Lá (Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Xí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang). Ðịa
bàn cư trú: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, đông nhất ở Lào
Cai.
42. Dân
tộc Pu Péo (Ka Beo, Pen Ti Lô Lô). Ðịa bàn cư trú: Hà
Giang.
43. Dân
tộc Ra Glai (Ra Glay, Hai, Noa Na, La Vang). Ðịa bàn cư trú: Phía
Nam tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận.
44. Dân
tộc Rơ Măm. Ðịa bàn cư trú: làng Le, xã Morai, huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum.
45. Dân
tộc Sán Chay (Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận). Ðịa bàn cư
trú:Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.
46. Dân
tộc Sán Dìu (Sán Déo, Trại, Trại Ðất, Mán quần cộc). Ðịa bàn cư trú: Quảng
Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
47. Dân
tộc Si La (Cú Dé Xử, Khà Pé). Ðịa bàn cư trú: Lai Châu.
48. Dân
tộc Tày (Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí). Ðịa bàn cư trú: Cao
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang.
49. Dân
tộc Tà Ôi (Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi). Ðịa bàn cư trú: Huyện
A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), huyện Hương Hoá (tỉnh Quảng Trị).
50. Dân
tộc Thái (Tày, Táy Ðăm, Táy Khào, Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thờ
Ðà Bắc). Ðịa bàn cư trú: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La,
Hoà Bình, Nghệ An.
51. Dân
tộc Thổ (Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Tày Poọng, Ðan Lai, Ly Hà). Ðịa bàn cư
trú: phía Tây tỉnh Nghệ An.
52. Dân
tộc Xinh Mun (Puộc, Pụa). Ðịa bàn cư trú: Vùng biên giới
Việt Lào thuộc Sơn La, Lai Châu.
53. Dân
tộc Xơ Đăng (Xơ Đeng, Cà Dong, Tơ Dra, Hđang, Mơ Nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Con
Lan, Bri La Teng). Ðịa bàn cư trú: Kon Tum, Quảng Nam,
Ðà Nẵng và Quảng Ngãi.
54. Dân tộc Xtiêng (Xa Ðiêng). Ðịa bàn cư trú: Bốn
huyện phía bắc tỉnh Bình Dương, một phần ở Ðồng Nai, Tây Ninh.
Theo http://www.nto.com.vn