BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Dân tộc Bố y


Tên tự gọi: Bố Y
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia.
Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.
Số dân: số 2.273 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Nguồn gốc và lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.
Địa bàn cư trú: Người Bố Y sống tập trung tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang.
Đặc điểm kinh tế: Chủ yếu là canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó, ngoài nuôi gia súc, gia cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ...
Phong tục tập quán
Ăn: Người Bố Y ăn ngô xay nhỏ, luộc chín dở rồi mới đồ lên gọi là mèn mén.
: Họ ở nhà đất có 2 mái lợp gianh, gỗ hoặc ngói, tường đất trình. Nhà có 3 gian, có sàn gác trên quá giang là chỗ để lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ.
Phương tiện vận chuyển: Đồng bào vận chuyển chủ yếu là địu và gánh.
Hôn nhân: Vai trò của ông mối trong hôn nhân luôn được coi trọng. Nét độc đáo của người Bố Y là chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng.
Tang ma: Người Bố Y chỉ cúng một giỗ đầu. Thời kỳ tang chế là ba năm, con trai không được uống rượu, con gái không được mang đồ trang sức, đoạn tang mới được tính chuyên cưới xin.
Lễ hội: Người Bố Y có nhiều lễ hội (lễ cơm mới, lễ lên nhà mới...) và lễ tết ( Nguyên đán, Rằm tháng giêng, 30 tháng giêng, Hàn thực, Ðoan ngọ, Mùng 6 tháng 6, Rằm tháng 7...)
Tín ngưỡng: Trên bàn thờ đặt 3 bát hương thờ trời, táo quân và tổ tiên. Dưới gầm bàn thờ đặt một bát hương thờ thổ địa. Nếu bố mẹ vợ chết không có người thờ cúng thì con rể lập bàn thờ nhỏ cạnh cửa để thờ.
Trang phục: Trước đây, phụ nữ mặc váy xoè như váy của phụ nữ Hmông. Ngày nay, họ mặc giống như người Nùng trong cùng địa phương. Phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời.
Đời sống văn hóa: Người Bố Y có những lễ hội (lễ cơm mới, lễ lên nhà mới...) Ở nhóm Tu Dí thường hát đối đáp tại phiên chợ xuân hay tại nhà, lời ca bằng tiếng Hán, được phụ hoạ bằng kèn lá.